Tại Nhật, phương tiện di chuyển phổ biết nhất là tàu điện. Để di chuyển từ ga này tới ga khác một cách tiện lợi và tiết kiệm thời gian, thay vì mua vé cho mỗi hành trình, bạn có thể tham khảo sử dụng thẻ IC.
Tìm hiểu các loại tàu điện ngầm
Tàu điện ngầm ở Nhật khá dày đặc và nối liền từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác. Từ thành phố Tokyo, chúng ta có thể bắt chuyến tàu điện ngầm đến Kanagawa hay Ibaraki là chuyện bình thường. Nước Nhật ngày nay còn có loại tàu điện ngầm siêu tốc (shinkansen) còn giúp người dân rút ngắn thời gian di chuyển ở đoạn đường dài.
Tìm hiểu thẻ JR rail Pass và các loại thẻ của công ty JR rail
Hướng dẫn đi lại ở Nhật Bản, đây là loại thẻ phù hợp với các bạn di chuyển nhiều trong một khoảng thời gian dài khoẳng 7-14 ngày hoặc hơn. Vì chi phí đi lại ở Nhật khá cao, do vậy bạn sẽ phải tốn một khoản khá lớn, thẻ JR rail pass là sự lựa chọn cho chuyến đi giá rẻ của bạn đó.
Điểm cộng của thẻ JR rail pass (thẻ toàn quốc)
Lưu ý bạn không được lên tàu Nozomi & Mizuho (2 loại tàu siêu tốc giá cao ngất ngưởng).
Kinh nghiệm và những lưu ý khi sử dụng tàu điện ở Nhật Bản
Nhầm tàu do không để ý tên tàu: Vì có rất nhiều loại tàu cùng cập bến, vì vậy bạn cần chọn đúng track rồi phải lên đúng tên và số hiệu tàu và đi đúng giờ.
Luôn check giờ tàu trên Hyperdia.com: Vì lịch trình của bạn có thể thay đổi đột xuất do nhỡ tàu hoặc đi muộn… Do đó, truy cập trang website trên bạn sẽ thông tin chính xác được giờ tàu chạy.
Kinh nghiệm đi lại ở Nhật Bản đối với các chặng đường xa lớn hơn 30km, các bạn cũng nên check thông tin trên Hyperdia. Nếu đi gần trong thành phố nên check google map Apps. Trường hợp bạn đi trong thành phố đi ra các tỉnh xa.
Seishin chuyên tư vấn du học tại Nhật:
Chúc các bạn luôn thành công trong công việc, cuộc sống!
Công ty cổ phần Seishin thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: Cô Lê Khương - 0973.227.059
Đi qua cổng soát vé trước khi lên tàu
Ở những cổng soát vé thường có chia thành 2 nhóm: cổng chấp nhận thẻ IC và cổng chấp nhận vé. Một số trạm có cổng nhận cả 2. Nếu bạn đến trạm mà phân chia 2 cổng, thì tìm đúng cổng (thẻ IC hay vé).
Chạm thẻ lên vị trí cảm ứng phía trên của cổng hoặc nhét vé vào cái khe. Khi bạn nghe thấy tiếng bíp, cổng đã cho phép bạn đi qua. Lưu ý là có một số trạm chỉ nhận thẻ IC, nên tốt nhất là bạn luôn mang theo thẻ IC. Nếu số dư trong thẻ không đủ cho chuyến đi, thì bạn quay lại máy thanh toán tự động và thao tác lại.
Đừng quên lấy vé hoặc thẻ IC ra khỏi cổng. Vì nếu không, bạn không thể ra khỏi trạm để lên tàu. Nếu bạn cần phải thay đổi lộ trình (bạn đã trả tiền nhiều hơn trạm cần xuống), thì tìm chiếc máy điều chỉnh giá vé. Chiếc máy này thường được đặt ở gần lối ra của trạm. Bạn cũng thao tác trên màn hình để kiểm tra các thông tin: giá vé và tiền thừa để đi ra ở cửa rời trạm.
Tokukei-visa.com vừa giúp bạn cách đi tàu điện ngầm ở Nhật. Vì tàu điện ngầm là phương tiện giao thông phổ biến và thiết yếu với người Nhật. Khi sống ở đây, các bạn buộc phải di chuyển bằng tàu điện ngầm rất nhiều. Cứ bình tĩnh thực hiện các bước hướng dẫn đi tàu điện ngầm ở trên và bạn sẽ có phản xạ thôi.
Tokutei-visa.com – Kết nối thành công – Không ngừng phục vụ
KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐI TÀU ĐIỆN Ở NHẬT BẢN
Tàu điện được xem là phương tiện phổ biến của nhiều du khách khi du lịch Nhật Bản, với ưu điểm vượt trội là nhanh chóng, thuận tiện và giá rẻ. Việc tìm hiểu và nắm rõ những kinh nghiệm cùng hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật Bản dưới đây sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn hơn.
Các tàu nội địa lưu thông ở nông thôn
Tốc độ di chuyển của các tàu này chậm để phù hợp với đặc thù vị trí địa lý ở các vùng nông thôn và hẻo lánh. Hình dáng của các toa tàu này khá giống với các toa tàu đường sắt của nước ta. Giá vé di chuyển của tàu này không rẻ, nên bạn hãy mua gói Pass cho tiết kiệm.
Di chuyển từ thành phố này qua thành khác mà không mất nhiều thời gian di chuyển, thì hãy nhảy lên tàu Kaisoku. Tốc độ di chuyển của nó chỉ tính bằng phút. Giá vé của một chuyến đi cũng bằng với các tàu Kakueki-teisha và Futsu-densha. Nhược điểm của các tàu này là thường bị trì hoãn khi di chuyển ở các vùng nông thôn và ngoại ô. Vì vậy, bạn nên chú ý và dự phòng thời gian di chuyển.
Các tàu này có tốc độ di chuyển còn nhanh hơn tàu nhanh. Giá vé di chuyển 1 chuyến của tàu này nhỉn hơn tàu nhanh. Cùng một lộ trình, bạn có thể chọn tàu hỏa tốc hoặc tàu nhanh.
Các tàu nội địa (Kakueki-teisha và Futsu-densha)
Tàu này dừng ở tất cả các ga. Tùy theo địa điểm, các tàu này sẽ đi nhanh hoặc chậm. Người dùng sẽ cảm thấy thuận tiện khi di chuyển. Các tàu này thường di chuyển quanh các thành phố.
Các tàu hỏa tốc có giới hạn (Tokkyu)
Là các loại tàu chỉ dừng ở những bến tàu chính. Tàu này cũng khá giống tàu nhanh và tàu hỏa tốc. Tuy nhiên, giá vé của tàu này cao hơn. Các tàu này chỉ di chuyển ở những quãng đường dài.
Hướng dẫn cách mua và thanh toán vé tàu
Hướng dẫn đi tàu điện ở Nhật Bản, trước khi mua vé bạn nên cân nhắc mình sẽ đi loại tàu nào để mua cho đúng. Việc lựa chọn tàu và lịch trình bạn có thể sử dụng các công cụ check.
Mua vé tại quầy vé bạn cần thực hiện các bước thông tin dưới đây:
Du lịch Nhật Bản bằng tàu điện như thế nào?
Mua vé tại máy bán vé tự động (vending machine)
Tới máy bán vé và thực hiện mua theo các bước sau:
Thanh toán tiền tàu bằng các loại thẻ đa năng
Thanh toán bằng các loại Thẻ 24h, 48h và 36h: Dành riêng cho đi Subway hoặc kết hoặc subway + bus, không giới hạn trong 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày.
Các hạng ghế trên tàu điện ngầm
Dù Nhật có nhiều tàu điện ngầm, nhưng các hạng ghế trên mỗi toa tàu cũng chỉ vỏn vẹn 2 loại.
Trước khi đặt chân lên tàu, các bạn phải mua vé. Bạn đến trạm cần đến để mua trực tiếp vé hoặc là bạn mua thẻ IC để sử dụng dần.
Các tàu tốc hành hạng nặng (Shinkansen)
Là các tàu chạy nối liền mạch giữa các thành phố và các khu dân cư lớn. Thời gian di chuyển luôn đúng với lịch trình. Loại tàu này do hãng JR độc quyền điều hành. Có 2 loại tàu chính: KODAMA (dừng đỗ ở các trạm chính) và HIRAKI (chỉ dừng ở các thành phố lớn của Nhật).
Di chuyển chặng đường dài thì HIRAKI rất thích hợp. Còn nếu bạn chỉ di chuyển ở các quãng đường ngắt quãng, thì chọn KODAMA. Giá vé bán của 2 tàu này cũng thường hết nhanh chóng dù giá không thấp.
Hai loại tàu siêu tốc NOZOMI/ MIZUHO không do IR quản lý. Chúng có tốc độ di chuyển khá nhanh, nhanh hơn cả HIKARI. Nhưng giá cả lại khá cao so với các loại tàu khác.
Cách mua vé trực tiếp tại trạm (khi bạn không có thẻ IC)
Ở các trạm tàu điện ngầm thường có các máy bán vé tự động. Bạn tìm một chiếc máy như vậy. Thông thường, khu vực gần cửa soát vé sẽ có các máy đó. Trong các máy bán vé tự động, đừng vội chọn máy nào cũng được.
Bạn cần tìm mua vé ở chiếc máy có khung màu đỏ và có hàng chữ きっぷ. Đó là máy bán vé tàu tự động. Nếu bạn thấy chiếc máy có hàng chữ チャージ専用 bên trái, thì đó là máy nạp tiền vào tài khoản dùng thẻ IC.
Màn hình máy là loại cảm ứng nên bạn chú ý đọc từng dòng chữ để chọn cho đúng nút. Bạn nhấn nút きっぷ là chọn mua vé. Chiếc máy có ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật dành cho các du khách không biết tiếng. Nếu bạn không tự tin với tiếng Nhật, thì đừng chọn ngôn ngữ này. Còn nếu bạn đủ tự tin đọc hiểu hết các dòng chữ trên màn hình, thì cứ dùng tiếng Nhật thoải mái.
Khi bạn đã nhấn nút きっぷ , màn hình sẽ hiện ra nhiều mức giá cho bạn chọn. Bạn nên kiểm tra giá vé trên bản đồ tuyến đường trước khi nhấn vào nút số tiền. Bản đồ thường được dán phía trên của chiếc máy bán vé tự động.
Khi đã tìm đúng giá vé cho chuyến bạn cần đi, thì hãy bỏ tiền vào khe của máy. Máy sẽ tự động trả vé. Nếu bạn đưa tiền nhiều hơn giá vé, thì máy cũng tự động trả lại tiền thừa. Đó là thanh toán bằng tiền mặt. Còn thanh toán bằng thẻ tín dụng thì sao nhỉ? Bạn hãy đến quầy trực của các nhân viên để hỏi.
Thẻ IC là thẻ được dùng để sử dụng cho các chuyến đi tàu điện ngầm. Tùy theo khu vực địa lý, thẻ IC có tên gọi khác nhau. Người dân Tokyo gọi thẻ IC là PASMO và Suica. Người dân ở Kansai thì gọi là ICOCA.
Thẻ IC không chỉ để thanh toán cho các lần đi phương tiện giao thông công cộng mà còn để thanh toán ở các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Nếu bắt gặp chiếc máy bán hàng tự động trên phố, thì bạn cũng vẫn dùng thẻ IC này được nhé. Mua thẻ này ở đâu? Tìm ở các quầy và máy bán vé tự động. Đầu tiên, bạn cần đặt cọc ¥500 (giá tính ở thời điểm mua thẻ).
Bạn muốn mua thẻ IC hoặc nạp thêm tiền vào thẻ này? Đến trạm tàu điện ngầm, bạn nạp tiền vào nhé. Thông thường, chiếc máy có khung màu xanh là giành cho chuyện nạp tiền vào thẻ IC. Bạn cũng có thể dùng chiếc máy có khung đỏ.
Vì tùy theo trạm tàu là mới hay cũ, các chiếc máy này cũng có loại cũ và loại mới. Các máy đời cũ thường có khe bắt buộc là nhét thẻ. Các máy mới thì bạn chỉ cần đặt vào khe. Không nên di chuyển thẻ sau khi đã đặt hoặc nhét thẻ vào đúng nơi quy định. Chỉ nên rút thẻ ra khỏi chỗ đó sau khi bạn đã hoàn tất quá trình nạp tiền.
Khi bạn đặt thẻ vào đúng nơi quy định, màn hình sẽ tự động hiển thị các con số cho bạn chọn. Các con số đó là số tiền để nạp vào thẻ. Nếu không nhớ số dư có trong thẻ, thì bạn nhấn nút kiểm tra số dư trước. Còn nếu đã nhớ thì bạn chỉ cần tính số tiền cần nạp vào. Sau khi chọn số tiền cần nạp, bạn để tiền vào máy. Một số chiếc máy tính phí giao dịch là ¥10.