Lịch Công Giáo Giáo

Lịch Công Giáo Giáo

"Luce - Ánh sáng" hay "Luce & Friend" mang phong cách hoạt hình, được tòa Thánh Vatican giới thiệu là linh vật biểu tượng Năm Thánh 2025

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC HÔN NHÂN - JB. Lê Ngọc Dũng

GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO https://giaoluatconggiao.com/uploads/logo.png

Bài này giải đáp một số những thắc mắc về hôn nhân công giáo. Bạn có thể gởi câu hỏi trực tiếp về địa chỉ [email protected], không thông qua trang mạng. Tuy nhiên, trước khi gởi câu hỏi, xin đọc những phần đã được trả lời, vì vấn đề của bạn có thể đã có người hỏi và được giải đáp cách tương tự. Các mục giải đáp được phân theo lược đồ dưới đây:I- Giáo lý hôn nhân, dự tòng II- Ngăn trở hôn nhân khác đạo, miễn chuẩn III- Ngăn trở dây hôn phối, họ máu, con nuôi… IV- Thể thức kết hôn, phép giao V- Đặc ân thánh Phaolô VI- Rối hôn phối, ly dị tái hôn VII- Tháo gỡ hôn phối, hôn nhân vô hiệu VIII- Đời sống luân lý tính dụcIX- Thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Phật

LỊCH CÔNG GIÁO - GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG 2024

LỊCH CÔNG GIÁO - GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG 2024

GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG 2024 NĂM GIÁP THÌN

Giáo hội Công giáo đã trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển, được chia thành bốn giai đoạn: Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Hiện đại. Có những giai đoạn, tưởng chừng Giáo hội sẽ sụp đổ hoàn toàn khi rơi vào những cơn khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Nhưng trong thánh ý và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đến nay Giáo hội vẫn tồn tại và mở ra với thế giới như một khí cụ của lòng xót thương để chữa lành, để bảo vệ cho công lý, hòa bình, hiệp nhất và yêu thương. Nhìn lại lịch sử Giáo hội cũng là nhìn lại lịch sử cứu độ, lịch sử tình thương mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại, từ đó thêm lòng tin tưởng, cảm thông và mộ mến Giáo hội hơn, vì lịch sử không chỉ là quá khứ nhưng còn là bài học cho hiện tại và hướng mở đến tương lai. Bài làm xin trình bày cách tổng quát dòng Lịch sử Giáo hội qua các giai đoạn được phân chia.

1.    Giai đoạn Cổ đại (năm 33 – 395 AC)

Mốc điểm năm 33 được chọn, với biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống không phải là thời điểm Giáo hội được khai sinh, nhưng đúng hơn là thời gian Giáo hội chính thức có lịch sử tính, qua những sử liệu được ghi chép lại. Và mốc điểm năm 395 AC khép lại, nhằm đánh dấu sự kiện hoàng đế Theodosius I qua đời đã chia đất nước cho hai người con, phía Đông cho Arcadius và phía Tây cho Honorius. Và lần chia này đất nước vĩnh viễn bị chia cắt, không bao giờ tái nhập lại nữa.

Đặc điểm giai đoạn này là Giáo hội còn rất non trẻ, chưa có cơ cấu, tổ chức vững chắc, chưa có cơ sở đền đài, nơi thờ tự, chỉ có một cộng đoàn nhỏ bé ở Giêrusalem. Thêm vào đó, Giáo hội phải đối diện với nhiều khó khăn nội tại lẫn ngoại tại. Vì là một tôn giáo bất hợp pháp, nên bên ngoài, Giáo hội phải chịu những cuộc bách hại đẫm máu do các thế lực lãnh đạo Do Thái, các vua chúa khoảng 250 năm, từ thời vua Nero năm 64, cho đến thời hoàng đế Constantine chính thức tha bách đạo năm 311. Họ bách hại không chỉ bằng bạo lực mà còn tấn công vào đời sống Giáo hội, giáo thuyết, nền tảng, niềm tin và thực hành Kitô Giáo, gây tổn thất rất lớn cho Giáo hội còn hơn đầu rơi máu đổ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh càng bị bách hại thì Giáo hội càng phát triển, như lời thánh Tertuliano: Máu các thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh đức tin. Ngày 30/4 năm 313, với sắc chỉ Milan được ban dưới thời hoàng đế Constantine, Kitô Giáo được công nhận là một tôn giáo chính thức và hợp pháp. Từ đây, Giáo hội được bảo vệ bởi luật pháp, công nhận tự do, được trả lại tài sản và được tặng nhiều tài sản khác. Trong đó, có cung điện Latran (Laterano) - nhà thờ cung hiến đầu tiên được công nhận là nhà thờ Mẹ và là nhà thờ chánh tòa của Rôma. Năm 379, hoàng đế Theodosius I lên ngôi. Năm 380, ông chọn Kitô Giáo làm Quốc Giáo của đế quốc La Mã.

Về khó khăn nội tại, vì khuynh hướng chung thời này là muốn thích nghi Kitô Giáo với đạo Do Thái, nên đã nảy sinh những lạc giáo, lạc thuyết phủ nhận thiên tính của Đức Giêsu (lạc thuyết Arius/Dưỡng tử thuyết); hoặc phủ nhận nhân tính của Đức Giêsu (lạc thuyết Eutykes/Ảo thân thuyết)... Để chống lại những lạc thuyết này, Giáo hội đã không ngừng nỗ lực bảo vệ chân lý nền tảng về Thiên Chúa qua bốn công đồng đầu tiên: Nicea 325 và Constantinople 381 với tín biểu Kinh Tin Kính, thuật ngữ “homoousios/đồng bản thể” ra đời; công đồng Êphêsô 431 bảo vệ phẩm tước “theotokos/Đức Maria Mẹ Thiên Chúa”; công đồng Calcedonia 451 bảo vệ mầu nhiệm ngôi hiệp. Cả bốn công đồng đều nhằm bảo vệ Đức Giêsu là con người thật và là Thiên Chúa thật.

2.    Giai đoạn Trung Đại (đầu thế kỷ V - cuối thế kỷ XV)

Cuối giai đoạn Cổ đại, đã manh nha sự chịu ơn giữa thế quyền và thần quyền. Để rồi, suốt thời gian dài Trung cổ từ đầu thế kỷ V đến cuối thế kỷ XV nổi bật lên đặc điểm là sự liên kết rất chặt chẽ, đôi khi là một với nhau giữa thế quyền và thần quyền. Từ đó đưa đến hai hệ quả: mặt tích cực, Giáo hội phát triển rực rỡ về hình thức bên ngoài, đời sống, tài sản, cơ cấu, tổ chức, nơi thờ tự, quyền bính và tầm ảnh hưởng…; hệ quả tiêu cực: đời sống nội tại ngày càng suy thoái, lũng đoạn, đi sai lệch con đường thanh bần ban đầu của Đức Kitô. Đây được xem là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất của lịch sử Giáo hội. Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ nhỏ. Thời kỳ thứ nhất, từ thế kỷ V – XI (1059), thế quyền thắng thế trên thần quyền. Thời kỳ thứ hai, từ năm 1059 đến thế kỷ XV, thần quyền thắng thế.

Thời kỳ thứ nhất, khi thế quyền thắng thế, hoàng đế can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo hội trong việc bầu chọn giáo hoàng, chỉ định và tấn phong giám mục. Các Giám mục thời này trở thành công cụ chính trị để phục vụ cho đế quốc, họ chỉ chú tâm đến lợi ích và vương quốc trần thế. Từ đó dẫn đến nạn mại thánh, mua quan tiến chức, có rất ít vị mục tử tốt lành, thánh thiện trong Giáo hội để chăm lo cho đoàn chiên Chúa. Tính đến hôm nay, Giáo hội có 266 triều đại giáo hoàng, nhưng chỉ có 264 vị, có vị làm giáo hoàng đến ba triều đại vì lên ngôi lúc mới 12 tuổi. Thế quyền thắng thế, đến nỗi tám công đồng đầu tiên: Nicaea I (325) – Constantinople IV (870) đều do các hoàng đế triệu tập.

Tuy vậy, Chúa Thánh Thần vẫn hằng hiện diện và làm việc trong Hội Thánh, đang khi hàng giáo sĩ khủng hoảng, suy thoái, thì vẫn còn những vị mục tử tốt lành dám đứng lên canh tân, cải cách Giáo hội. Nổi bật là cuộc cải cách của Đức Nicolas II (1059), ngài chủ trương Giáo hội phải có những vị mục tử đúng nghĩa, ngài giải lời tuyên thệ và đưa hàng lãnh đạo Giáo hội trở về vai trò mục tử. Năm 1059, ngài ban hành sắc lệnh: việc bầu chọn giáo hoàng được trao quyền cho các hồng y và cấm nhận chức thánh từ người đời. Và Đức Gregorio VII (1078), ngài tuyên bố: “Ta có quyền trực tiếp trong lĩnh vực thiêng liêng và có quyền gián tiếp trong lĩnh vực trần thế, mọi Kitô hữu phải vâng phục giáo hoàng.” Nhưng dần dần cuộc cải cách này đi chệch hướng và dẫn đến đảo ngược tình thế, thần quyền thắng thế. Để rồi đến thời Đức Inocente III với chủ thuyết “hai thanh gươm” đã nói lên ý nghĩa quyền bính “đạo-đời” giờ tay hoàn toàn nằm trong tay giáo hoàng. Thời này, cũng được gọi là thời Kitô Giới, khi Giáo hội Kitô chi phối cả thế giới chính trị, văn hóa và xã hội. Chính vì vậy, thời Trung đại đã xảy ra rất nhiều biến cố: các cuộc Thập Tự Chinh; những sai lầm Giáo hội phạm phải khi dùng quyền áp đặt trên lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật, tòa án dị giáo, giàn hỏa thiêu… Các cuộc chiến tranh chấp quyền bính giữa thế quyền và thần quyền; ngay cả trong Giáo hội, phe Pháp, phe Ý đối đầu để rồi dẫn đến thời lưu đày Avignon (1309-1377), và cuộc đại ly giáo Tây Phương năm 1054. Như vậy, cuối thời Trung Cổ tình trạng Giáo Hội rất bất ổn, khủng hoảng và suy thoái trầm trọng.

3.    Thời Cận Đại (đầu thế kỷ XVI - công đồng Vaticanô II)

Thời Cận đại, đặc điểm nổi bật là “cải cách” với mốc thời gian từ đầu thế kỷ XVI đến công đồng Vaticanô II. Thực ra, thời Trung đại đã có những cuộc cải cách của những gương mặt thánh thiện, đạo đức: thánh Nicola II, Gregorio VII, thánh Catarina Siena, thánh Gioan Thánh Giá,… và hai tiếng nói của hai dòng thánh Phanxico Assisi (1209), thánh Đa Minh (1215). Tuy nhiên, đó chỉ là những cuộc cải cách nhỏ lẻ, chưa thể vực dậy đời sống Giáo hội. Cho đến thời Cận đại, công cuộc cải cách mới được bùng phát cách mạnh mẽ, nhưng cũng từ đó đã dẫn đến những cuộc đổ vỡ đau buồn trong Giáo Hội. Điển hình, cuộc cải cách của Luther (1517), và cuộc ly khai Anh Giáo (1534). Trước những biến cố này, công đồng Trentô (1545-1563), công đồng cải cách và phản cải cách được xem như đỉnh cao phong trào cải cách của Giáo hội. Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng rất ì ạch, trì trệ và bị gián đoạn trong thời gian 18 năm, qua năm triều đại giáo hoàng vì gặp phải những khó khăn trong chính nội bộ Giáo hội; mặt khác phải chống lại Tin Lành, cùng tinh thần chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chủ nghĩa quốc giáo đang bành trướng rất mạnh mẽ trong thời này.

Tuy cải cách, nhưng Giáo hội vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tư tưởng thời Trung đại, từ đó phát sinh các phong trào: phong trào phục hưng - giải thoát con người về phương diện nhân bản, thân xác; và phong trào khai sáng giải thoát con người về phương diện lý trí. Các phong trào này từng bước phủ nhận chân lý mầu nhiệm tôn giáo, cho rằng tôn giáo đè nén và là “thuốc phiện” ru ngủ, làm cho con người không thể phát triển về phương diện lý trí, nhân bản. Những chủ thuyết: duy lý, duy thực, duy khoa học, duy tâm… nhằm loại trừ tôn giáo dần dần được đẩy mạnh đã dẫn đến sự ra đời chủ thuyết vô thần. Để rồi, với Công đồng Vaticanô I (1869-1870) quyền bính giáo hoàng và tải sản Giáo hội dần bị thu hẹp. Công đồng chỉ bảo vệ điều duy nhất còn lại là quyền tối thượng của giáo hoàng và bảo vệ chân lý đức tin với tín điều Pastor Aeternus về quyền tôn giáo. Dường như Thiên Chúa dùng uy thế kẻ dữ để giúp Giáo hội nhận ra và trở về. Vaticanô I vừa diễn ra được một năm thì quân đội ý đánh chiếm tòa thánh Rôma. Công đồng bị sụp đổ, nước Tòa thánh bị xóa sổ. Cho đến ngày 11/3/1929, với hiệp ước Latran giữa chính phú Ý với Vatican, nước tòa thánh mới được tái thiết lập cho đến nay, với diện tích khiêm tốn mang hình thức biểu trưng 44 ha.

Thời này, Giáo hội từng bước độc lập thoát ra khỏi quyền bính chính trị, tách biệt thần quyền thế quyền, mà công đồng Vaticanô II (1962-1965) là công đồng đánh dấu sự cải cách thực sự và triệt để, được ví như làn gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào hồn sống của Giáo hội. Đây là công đồng của tự do và đối thoại, mục vụ, và nguồn sáng mới khi nói cho Thế giới bằng cách nhìn lại và canh tân chính mình, trở về với nguồn mạch Thánh Kinh, Thánh Truyền, về lại với mô thức Giáo hội mà Đức Kitô thiết lập, một Giáo hội nghèo, phục vụ người nghèo, không nắm giữ, không tham gia quyền bính chính trị, không chạy theo tinh thần thế tục. Giáo hội từ đây khiêm tốn hơn, không lên án, chống đối hay kết án như những công đồng trước đã làm. Lúc này, Giáo hội hiện diện như một quốc gia nhưng chỉ là công cụ phục vụ cho công lý, hòa bình, hiệp nhất, yêu thương của nhân loại.

4.    Giai đoạn Hiện đại (từ Vaticanô II – nay)

Gần 60 năm tinh thần cải cách công đồng Vaticanô II cho đến ngày hôm nay vẫn còn được tiếp diễn và chuyển đưa Giáo hội sang thời Hiện đại. Từ thời Đức Gioan Phaolô II, Đức Benedictô XVI, và Đức Phanxicô đã có rất nhiều văn kiện, thông điệp để áp dụng tinh thần cải cách, về nguồn, hiệp nhất… và cho đến hôm nay, Giáo hội đã đạt được nhiều kết quả trong công cuộc cải cách của mình, nhưng các nội dung của công đồng vẫn còn rất hiện sinh và phong phú chưa được áp dụng và khai triển hết. Đồng thời, trước những vấn nạn thời đại đang tấn công vào Giáo hội: nạn phá thai, hôn nhân đồng tính, hủy bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ… Giáo hội như kiên định hơn trong niềm tin, vững vàng trên nền tảng chân lý của chính mình là có quyền năng, có ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa hằng hiện diện, dẫn dắt và làm việc trong Giáo hội, vì “Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những đường cong”.

Nhìn lại lịch sử hơn 2000 năm qua bốn giai đoạn, chúng ta nhận ra rằng Giáo hội không ở ngoài, không ở trên, cũng không ở bên lề lịch sử nhân loại, trái lại luôn chịu sự tác động và chi phối bởi bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội. Giáo hội tuy thánh thiện nhưng cũng là cơ cấu nhân loại hữu hình, nên vẫn còn những yếu đuối, bất toàn. Với những biến cố qua từng chặng lịch sử, chúng ta càng ý thức và xác tín sâu xa hơn Giáo Hội là của Chúa, Thiên Chúa hằng ở với, ở trong và ở cùng chúng ta, vì Người là Đấng “Emmanuel”. Và cho dẫu, khi thế lực sự dữ tưởng chừng như thắng thế, Giáo hội vẫn không đánh mất hy vọng và bình an xác tín vào lời Chúa Giêsu: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”. (Ga 16,33)

Lịch Lễ Công Giáo 2023 – Lịch các ngày lễ và cuối tuần của Công giáo năm 2023

Các ngày lễ trọng Công giáo trong năm 2023 của người Công giáo bao gồm: