Nguyễn Duy Hưng Tập Đoàn Thuận An Là Ai

Nguyễn Duy Hưng Tập Đoàn Thuận An Là Ai

TPO - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An.

Tập đoàn Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng đang thi công nhiều gói thầu trên khắp cả nước

Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) tiền thân là Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004 do ông Nguyễn Duy Hưng làm chủ tịch.

Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8-2020 là 300 tỉ đồng, đến tháng 1-2022 vốn điều lệ nâng lên 800 tỉ đồng.

Thuận An Group được biết đến là tập đoàn chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, kinh doanh và đầu tư bất động sản.

Nhiều năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỉ đồng.

Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Thuận An Group đã bị cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế C03 bắt giữ vào sáng ngày hôm qua 8/4.

Cùng bắt với Hưng có nhiều nhân viên dưới quyền và công an thu giữ nhiều hồ sơ.

Nguyễn Duy Hưng nguyên quán Nghệ An, thành lập công ty tại Hà Nội vào năm 2004.

Hưng là một mắt xích trong tập đoàn Sinh Hùng và Chánh Tổng gây dựng. Tập đoàn này có mưu lược và hoạch định có chiều sâu, từng bước đưa những người Nghệ An, Hà Tĩnh vào những vị trí chiến lược, tiến tới mục tiêu hoàn toàn nắm quyền kiểm soát đất nước vào nhiệm kỳ thứ 13, 14.

Đến nhiệm kỳ 13, những nhân tố Nghệ Tĩnh đã chiếm được nhiều bộ ngành quan trọng như bộ Tài Chính, Bộ tài nguyên môi trường, bộ kế hoạch đầu tư, ban kiểm tra trung ương, ban nội chính trung ương, lý luận, nội vụ  và nhiều ban ngành khác.

Tập đoàn chính trị này chỉ chờ cơ hội tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khoẻ là hoàn tất mộng bá vương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà đến nay, dù tuổi cao, sức yếu nhưng tông bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa thể về được.

Vào thời điểm đầu năm 2024, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nằm viện 108, cách ly đặc biệt. Những tưởng thời thế đã đến, phe Nghệ Tĩnh đã thống nhất để Vương Đình Huệ xuất hiện với hình ảnh như một người tiếp quản vai trò của ông Trọng để lại.

Thế nhưng việc ông Trọng gắng gượng từ bệnh viện đến họp quốc hội đã khiến phe Nghệ Tĩnh bất ngờ. Tại phiên họp này, quốc hội buộc phải thông qua luật đất đai sửa đổi mà nhiều lần cố ý trì hoãn.

Luật đất đai sửa đổi có nhiều điểm tiến bộ có lợi cho người dân, như việc quy định về đền bù, thu hồi đất. Điểm sửa đổi này ảnh hưởng đến rất nhiều tập đoàn bất động sản đang có quan hệ với Vương Đình Huệ, Trần Hồng Hà, Đặng Văn Khánh...quốc hội do ông Huệ đã nhiều lần vì lợi ích của các tập đoàn bất động sản này, ngăn cản không thông qua luật đất đai.

Việc cố gắng xuất hiện ở quốc hội vào thời điểm ấy của ông Trọng vừa làm tan rã âm mưu của phe Nghệ Tĩnh, đồng thời cũng tạo được sức ép khiến quốc hội thông qua luật đất đai mới.

Việc chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị bắt vì liên quan đến Hậu Pháo là một bất ngờ mà phe Nghệ Tĩnh cảm thấy sợ hãi. Diễn tiến xảy ra rất nhanh, uỷ ban kiểm tra trung ương hay ban nội chính chưa kịp vào cuộc thì mọi sự đã xong rồi. Bí thư, chủ tịch Vĩnh Phú, Quảng Ngãi bị bắt chớp nhoáng và dẫn đến việc CTN Võ Văn Thưởng phải từ chức.

Bài học Võ Văn Thưởng khiến Huệ cảnh giác cho thân phận mình, nhất là khi cố đưa Phan Đình Trạc chen ngang vào làm bộ trưởng công an trong trường hợpTô Lâm làm Chủ tịch nước, đã bộc lộ dã tâm thâu tóm quyền lực ra trước bàn dân thiên hạ, thì chẳng còn đường lùi, nên đã cho người sang cầu cứu Tập Cận Bình, để mong có cuộc gặp với Tập. Qua đó có thể làm lá bài hộ mệnh giữ được thân và thuận lợi trong con đường tham vọng quyền lực.

Trong tập đoàn chính trị Nghệ Tĩnh, Huệ có hai đàn em là Phan Đình Trạc và Trần Cẩm Tú. Cả hai đều đang là uỷ viên BCT. Ngoài  ra còn nhiều uỷ viên trung ương như Nguyễn Chí Dũng, Trần Hồng Hà, Đặng Quốc Khánh, Phớc...

Tú chỉ là một kỹ sư lâm nghiệp, giám đốc lâm trường sau đó được chuyển sang công tác loanh quanh ở tỉnh Hà Tĩnh. Khi Sinh Hùng xây dựng lực lượng Nghệ Tĩnh, Tú được đôn rất nhanh lên và chuyển một phát từ chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh Hà Tĩnh sang làm bí thư tỉnh Thái Bình. Tại Thái Bình, Tú đã để xảy ra vụ Đường Nhuệ tung hoành thành một thế lực xã hội đen, đồng thời trong dự án nhiêt điện Thái Bình 2  có trị giá 2 tỷ usd đã khiến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thằn vào tù, nhưng trách nhiệm bí thư tỉnh uỷ của Tú có tham gia dự án này lại không bị quy trách nhiệm.

Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh đã đều khai nhận đưa tiền hối lộ cho Trần Cẩm Tú khi bị kiểm tra. Những lời khai này đã khiến uỷ ban kiểm tra trung ương do Tú mất uy tín, dẫn đến nhiều vụ bắt quan chức cấp cao sau này, bộ công an đã làm mà không thông báo trước như trước đây.

Hỗ trợ cho Tú lên còn có một tập đoàn bất động sản lớn, nếu không Tú đã đứt dây cước từ vụ nhiệt điện Thái Bình 2 cùng với Đinh La Thăng.

Tay chân thân tín của Tú hiện nay là Nguyễn Du, chủ tịch Comas. Một ngày không xa, cơ quan điều tra sẽ sờ đến đối tượng này để làm rõ thêm bộ mặt của Trần Cẩm Tú.

Các dự án của AIC có rất đa dạng, nhiều dự án liên quan đến vai trò của Trần Hồng Hà và Nguyễn Chí Dũng. Nhưng do cùng phe phái, Tú và Trạc đã gạt bỏ hết những hợp đồng, dự án trúng thầu của AIC có chữ ký của Trần Hồng Hà và Nguyễn Chí Dũng. Nhằm dọn sạch để Dũng Bầu tiếp tục làm bộ trưởng kế hoạch đầu tư, còn Trần Hồng Hà leo lên phó thủ tướng và muốn ghế thường trực để kiêm suất uỷ viên bộ chính trị, thuận lợi cho ghế thủ tướng sau này.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, ngày 15/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét theo đúng quy định của pháp luật.