Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định như trên tại Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Quỹ học bổng Vallet ngày 21/9/2024, tại Hà Nội.
Đối tượng nào được nhận hỗ trợ, tài trợ từ Quỹ Thiện tâm?
Các đối tượng sau đây sẽ được nhận hỗ trợ, tài trợ từ Quỹ Thiện tâm:
- Các hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gặp sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn trên phạm vi toàn quốc;
- Người già cô đơn và trẻ mồ côi;
- Học sinh nội trú vùng sâu, vùng xa;
- Các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn khó khăn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất trong một số lĩnh vực (văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, nông nghiệp, nông thôn và các mục đích phát triển cộng đồng) theo quy định của pháp luật;
- Các đối tượng khác do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.
(Khoản 1 Điều 18 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-BNV năm 2023)
Quyền hạn và nghĩa vụ của Quỹ Thiện tâm
Quỹ Thiện tâm có các quyền hạn như sau:
- Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và theo các quy định của pháp luật;
- Vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ;
- Thành lập và quản lý các tổ chức pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật phù hợp với tôn chỉ, mục đích và Điều lệ Quỹ;
- Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho Quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của Quỹ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của Quỹ.
(Khoản 1 Điều 6 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-BNV năm 2023)
Các nghĩa vụ của Quỹ Thiện tâm bao gồm:
- Quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo Điều lệ của Quỹ;
- Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của Quỹ;
- Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ; Nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của Quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3;
- Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc Quỹ phải báo cáo Bộ Nội vụ;
- Hàng năm, Quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của Quỹ và báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trước ngày 31 tháng 12;
- Thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
(Khoản 2 Điều 6 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-BNV năm 2023)
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở miền Tây thường đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
Ngày 18/11, lãnh đạo Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) có buổi làm việc với Hiệp hội xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu số lượng lớn từ miền Tây sang Nhật Bản làm thức ăn trong ngành chăn nuôi.
Phía JBIX cho biết rất cần nguồn thức ăn chăn nuôi tốt, sạch cho gia súc, đặc biệt là cho đàn bò hơn 4,3 triệu con. Trong đó, rơm là một trong những nguồn thức ăn được đặc biệt chú ý với nhu cầu khoảng 220.000 tấn một năm (đã qua chế biến).
“Với dự án này, chúng tôi sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho bên Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân”, ông Aoyama - Phó chủ tịch JBIX nói.
Giám đốc Nông trường Sông Hậu - Nguyễn Thanh Phú cho hay, nếu không có gì thay đổi thì ngay sau vụ đông xuân 2015-2016, sẽ có những tấn rơm đầu tiên đã qua chế biến được xuất sang Nhật Bản.
"Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này sẽ giúp sinh lợi cho người nông dân và giảm thiểu tình trạng đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường", ông Phú nói./.
Nhiều người cho rằng, mua - bán hàng qua mạng xã hội, phổ biến nhất là qua Facebook, là một “biến tướng” của thương mại điện tử.
Thực ra, quan niệm đó không thật chính xác, bởi nền tảng quan hệ giữa bên mua và bên bán ở mạng xã hội là gần gũi, thân thiết hơn, trong khi thương mại điện tử lại bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn nhiều và những người tham gia mua - bán ở đó phần lớn là chưa hề biết mặt nhau.
Vì thế, “kênh thương mại” trên mạng xã hội đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ.Theo nhiều người từng tham gia các mạng lưới mua - bán này thì việc bán hàng qua mạng xã hội là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay.
Người bán không cần phải đầu tư mặt bằng hay các trang thiết bị cho một cửa hàng. Trong khi đó, người mua không cần phải đi lại (tốn xăng xe), không tốn tiền gửi xe để vào siêu thị, cũng không phải tốn nhiều thời gian để lựa chọn, cân nhắc… nói chung là tiết kiệm được khá nhiều tiền. Vì đều là “chỗ thân tình” nên các món hàng được mua - bán ở đó phần lớn đạt độ tin cậy cao.
Hình thức mua - bán hàng qua mạng xã hội trước đây chỉ gói gọn trong phạm vi hàng mỹ phẩm, một số sản phẩm “xách tay” từ nước ngoài về, song giờ đây đã phát triển rộng hơn, bao gồm cả hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm - nhất là những món hàng do chính tay chủ trang làm ra, trong đó có không ít loại thực phẩm sạch hoặc đồ handmade hấp dẫn.
Với phương thức mua bán này, không ít người đã có thể thoải mái làm “nghề tay trái” mà không sợ ảnh hưởng đến công việc chính, trong khi thực tế nghề “tay trái” lại mang về thu nhập cao hơn cả nghề chính.
Cũng từ hình thức mua - bán này, nhiều “nhóm mua” đã hình thành một cách tự phát nhưng hoạt động rất hiệu quả. Các thành viên trong “mạng lưới” có thể trao đổi sản phẩm mà mình có, đồng thời chia sẻ với nhau về kinh nghiệm chi tiêu, nhờ đó góp phần hình thành phong cách tiêu dùng tiết kiệm nhưng hiệu quả.
Dường như Facebook, từ chỗ là một mạng xã hội để các thành viên chia sẻ những điều riêng tư, hoặc thậm chí có lúc chịu sự lên án vì bị lợi dụng làm những chuyện “tào lao” thì nay đã “chuyển hướng” với chức năng hữu dụng và tiện ích hơn hẳn.