Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Việt Nam coi giáo dục là quốc sách
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi thời đại. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách. Phát triển giáo dục được xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
“Một năm vừa qua, những ưu tiên này đã được chúng ta hiện thực hóa bởi rất nhiều hoạt động theo đúng tinh thần 'nỗ lực chung'. Trong đó có những hoạt động chính như: Hội nghị giáo dục với chủ đề 'Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục'; tài liệu phục hồi và thích ứng trong giáo dục: Hướng dẫn cho các quốc gia ASEAN, do Campuchia chủ trì xây dựng; Tuyên bố ASEAN về chuyển đổi số trong giáo dục, do Philippines chủ trì xây dựng; lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025, được công bố tại Hà Nội”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Với mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam cam kết: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hiện thực hóa những ưu tiên và định hướng lớn của giáo dục ASEAN trong giai đoạn sắp tới”.
Tại hội nghị, bộ trưởng các nước thành viên ASEAN tập trung trao đổi về tình hình giáo dục và đào tạo của mỗi nước, chia sẻ các bài học thực tiễn, kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp hợp tác, hướng tới phát triển giáo dục bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19.
Hội nghị cũng cập nhật tình hình triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động giáo dục ASEAN giai đoạn 2021-2025 và thảo luận các vấn đề khác.
Đại diện các nước đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhận hiệu quả vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, dẫn dắt ngành giáo dục ASEAN theo sự chỉ dẫn trong Kế hoạch công tác ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 cùng các hội nghị liên quan.
Các đại biểu đồng thời ghi nhận Không gian giáo dục đại học ASEAN thông qua công bố lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025; ghi nhận vai trò của các đối tác SEAMEO, UNICEF và UNESCO; những tiến bộ thực chất trong việc thực hiện Kế hoạch công tác ASEAN giai đoạn 2021-2025.
Hội nghị thống nhất về sự cần thiết của việc mở cửa trường học trở lại an toàn và duy trì việc mở cửa các trường học, khắc phục tình trạng hao hụt kiến thức và gia tăng khả năng thích ứng cho hệ thống giáo dục trong ASEAN và các quốc gia thành viên trước đại dịch, thảm họa và tình huống khẩn cấp trong tương lai. Nhu cầu chuyển đổi số các hệ thống giáo dục trong ASEAN cùng sự cần thiết của việc đảm bảo sức khỏe tinh thần và phúc lợi cho các bên liên quan trong nền giáo dục toàn ASEAN cũng được nhấn mạnh tại hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 đã thông qua Tuyên bố chung với nhiều điểm quan trọng.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cam kết cố gắng hết sức để hiện thực hóa những ưu tiên và định hướng lớn của giáo dục ASEAN trong giai đoạn sắp tới” - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Ngay từ khi đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN năm 2022 và 2023, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã xây dựng chủ đề và 5 ưu tiên phù hợp với bối cảnh ngành giáo dục các nước đang ứng phó với những ảnh hưởng của COVID-19. Từ tháng 3/2022 đến nay, giáo dục Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Dự kiến, từ nay đến hết nhiệm kỳ, Bộ GD&ĐT Việt Nam sẽ tập trung triển khai thúc đẩy, chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh, vì đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến việc học, dẫn đến việc hổng kiến thức của học sinh, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của các em.
Đồng thời, tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam thực hiện tại Hội nghị COP26 và sẽ phối hợp với các nước đối tác tổ chức các chương trình trực tuyến bồi dưỡng cho giáo viên về phương thức giảng dạy về biến đổi khí hậu. Tạo không gian chung để sinh viên các nước ASEAN và ASEAN+3 chia sẻ về khởi nghiệp trong giới trẻ.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì thực hiện 3 dòng hành động trong Kế hoạch hành động trong giáo dục trong ASEAN giai đoạn 2021-2025 và một dòng hành động trong Kế hoạch hành động ASEAN+3 về giáo dục giai đoạn 2018-2025.
Sau Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12, trong ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Kim Sơn sẽ chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 (với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) lần thứ 6 và Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Giáo dục Đông Á ASEAN-EAS (gồm các nước ASEAN+3 và các đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Nga, Ấn Độ) lần thứ 6.
Dự kiến Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi sẽ phụ trách các mảng công tác gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, giáo dục thể chất, thi đua khen thưởng, giáo dục dân tộc, trẻ em…
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi (Ảnh: Moet).
Trước đó, ngày 1/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 137/QĐ-TTG điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Chi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An giữ chức Thứ trưởng Bộ GDĐT. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nhắc lại quá trình công tác, Bộ trưởng tin tưởng, với việc được đào tạo bài bản, những trải nghiệm thực tế từ cơ sở, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi có đầy đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, trải nghiệm để hoàn thành trọng trách được giao và vượt qua những thách thức đang chờ phía trước.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi gắm tân Thứ trưởng khi bước sang quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô sẽ sớm thích nghi về tầm nhìn, kỹ năng, gia tăng học hỏi, gia tăng kinh nghiệm giáo dục trong nước và quốc tế, để trong thời gian ngắn tiếp nhận, thích ứng và làm chủ hoàn toàn công việc.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm 2024 là năm trọng tâm trọng điểm của ngành Giáo dục, là năm nước rút hoàn thành đổi mới giáo dục phổ thông, bắt tay xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, hoàn thành các nhiệm vụ lớn thể chế và nhiều nhiệm vụ khác…
Đây cũng là năm ngành Giáo dục tiếp tục thể hiện bản lĩnh - thực tiễn - sáng tạo - lan tỏa. Từ đó, Bộ trưởng mong muốn Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi sẽ phát huy hết năng lực, sở trưởng, luôn luôn hành động vừa quyết đoán cá nhân nhưng chia sẻ với tập thể, cùng gánh vác và hoàn thành trọng trách.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu nhận nhiệm vụ (Ảnh: Moet).
Chia sẻ khi nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, đây là vinh dự lớn song cũng là trọng trách nặng nề; đòi hỏi bản thân phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện.
Tân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi sinh năm 1971, quê quán xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Bà tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn.
Từ tháng 5/1993 đến tháng 6/2005, bà là giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2009, bà là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Tháng 6/2009 đến tháng 6/2014, bà làm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.
Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2019, bà Nguyễn Thị Kim Chi giữ chức vụ Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.
Từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2021 bà giữ chức Bí thư Thị ủy Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và từ tháng 8/2021 đến tháng 1/2024, là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An.
Trước khi bổ nhiệm bà Kim Chi, Bộ GD&ĐT có các Thứ trưởng sau: Ông Nguyễn Văn Phúc, bà Ngô Thị Minh, ông Phạm Ngọc Thưởng và ông Hoàng Minh Sơn.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi được bổ nhiệm Thứ trưởng thay cho bà Ngô Thị Minh vì đến tuổi nghỉ hưu.