Kinh doanh lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ chỗ ở cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các loại hình kinh doanh lưu trú bao gồm:
Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.
+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.
Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
- Luật Thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014, 2016);
- Luật Thuế TNDN 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014);
- Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014).
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà Quý độc giả cần nắm để điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
HTX VT BẠN HỮU ĐƯỜNG XA ( www.banhuuduongxa.com) chia sẻ về Cá nhân kinh doanh vận tải phải đóng các loại thuế nào?
Hợp tác xã kinh doanh vận tải có thành viên (chủ xe) góp vốn bằng xe (xe không chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã mà ký kết Hợp đồng dịch vụ với Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012) và hàng năm đóng 1 khoản phí để hợp tác xã thực hiện hoạt động hỗ trợ dịch vụ cho xã viên và trang trải chi phí hoạt động của bộ máy hợp tác xã để thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải: cấp phù hiệu, quản lý, điều hành báo cáo phương tiện, lái xe cho Sở giao thông, giám sát an toàn giao thông qua định vị, báo cáo chuyến đi ,tổng kết tháng , tổng kết năm và thông báo và thực hiện các văn bản khẩn và văn bản (mới) của Bộ, Sở giao thông.
– Cá nhân không được trừ chi phí (xăng, bảo dưỡng xe, sửa chữa xe, …) khi tính Doanh thu tính thuế.
– Cá nhân không được tính giảm trừ gia cảnh vì doanh thu này không phải thu nhập tiền lương, tiền công.
Câu hỏi của chủ xe: Hợp tác xã thay mặt xã viên ký kết hợp đồng vận chuyển, thực hiện xuất hoá đơn trên toàn bộ giá trị hợp đồng và chi trả lại cho xã viên tiền công vận chuyển. Vậy Hợp tác xã có cần ký thêm hợp đồng thuê xe của xã viên hay không? Thu nhập đó của xã viên có phải nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân hay không? và mức thuế phải đóng là bao nhiêu?
Trả lời của HTX:Khi cá nhân (chủ phương tiện) đưa phương tiện (xe ô tô) vào hợp tác xã để hoạt động kinh doanh, nhưng tài sản không được chuyển quyền đăng ký sở hữu mang tên hợp tác xã, thì cá nhân phải trực tiếp đăng ký thuế, kê khai, nộp Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân (doanh thu hoạt động vận tải), Thuế Môn bài với cơ quan Thuế nơi kinh doanh theo phương pháp trực tiếp; được sử dụng hóa đơn bán hàng mua tại cơ quan Thuế để giao cho khách hàng.
Hai bên chỉ cần ký kết hợp đồng kinh tế giữa hợp tác xã với thành viên hợp tác xã để cung cấp, tư vấn các dịch vụ, hỗ trợ các thủ tục hành chính về kinh doanh vận tải để các thành viên hợp tác thuận lợi kinh doanh, khai thác vận tải. Thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ, hỗ trợ hàng năm hợp Tác xã có thu một khoản tiền, thì khoản thu được xác định là doanh thu cung cấp dịch vụ, hợp tác xã phải sử dùng hóa đơn mua từ cơ quan thuế cấp để giao cho thành viên hợp tác xã và có trách nhiệm kê khai nộp thuế GTGT tính theo tỷ lệ 5% nhân với doanh thu được quy định tại Điểm b Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; Kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ 5% trên doanh thu cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.
Vì kinh doanh vận tải nên bạn sẽ phải nộp thuế khoán (nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng / năm) cho ngành nghề “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa” với tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.
Nếu mức doanh thu của bạn nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm thì bạn chỉ nộp thuế môn bài
Từ ngày 1/1/2017 thì mức thuế môn bài được tính trên mức mới theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP gồm 3 mức sau:
Lưu ý: Cá nhân mới thành lập lập được cấp đăng ký thuế trước 06 tháng đầu năm thì mức lệ phí đóng cả năm; trong 06 tháng cuối năm mức đóng lệ phí là 50% mức lệ phí cả năm.
Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài. Cụ thể: Điều 3. Miễn lệ phí môn bàiCác trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế TNDN * Thuế suất
/ Cách tính thuế đối với chủ xe kinh doanh ứng dụng Grab Be
Trước đây, căn cứ quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC , Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn: Doanh nghiệp Taxi hoạt động theo mô hình hợp tác kinh doanh với đối tác (tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực vận tải, khi nhận phần doanh thu được chia từ hoạt động vận tải có trách nhiệm tính thuế giá trị gia tăng 10% trên doanh thu được chia, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được chia. Đối với phần doanh thu của đối tác là cá nhân: Doanh nghiệp khấu trừ thuế giá trị gia tăng 3%, thuế thu nhập cá nhân 1,5% đồng thời khai và nộp thuế thay cho cá nhân.
Tại Nghị định 126/2020 (Điểm c, Khoản 5, Điều 7) quy định: “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh…”
Theo Tổng cục Thuế, hoạt động của các hãng xe công nghệ (Grab, Bee, Gojek … ) là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế, các hãng xe công nghệ giữ vai trò quyết định về giá vận tải, các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng. Do đó, các hãng xe công nghệ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có) là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh.
Theo Nghị định 126/2020, khi hợp tác kinh doanh với cá nhân thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai thuế GTGT và xuất hoá đơn trên toàn bộ doanh thu theo quy định; Doanh nghiệp cũng phải khai thay, nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh, không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân. Như vậy, cách khai thuế, tính thuế, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ (Grab, Gojek, Bee…) đã thay đổi: Các doanh nghiệp có trách nhiệm khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với thuế suất 10% và khai thay, nộp thay thuế thu nhập cá nhân (1,5%) cho các tài xế hợp tác kinh doanh với các hãng xe công nghệ này.