Vợ Ông Tô Lâm

Vợ Ông Tô Lâm

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Niềm vinh dự, tự hào, ghi nhận đóng góp

Tổng Bí thư khẳng định, huy hiệu 45 năm tuổi Đảng trao tặng ông Trần Quốc Vượng cũng như huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng mà các cán bộ được đón nhận là niềm vinh dự, tự hào, sự ghi nhận đóng góp của các vị.

Đồng thời là niềm vui, niềm tự hào của gia đình, Đảng bộ Văn phòng Trung ương Đảng và các Đảng bộ, chi bộ nơi các cán bộ từng sinh hoạt Đảng, là tấm gương sáng cho thế hệ đảng viên trẻ noi theo.

Tổng Bí thư tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm, tầm nhìn sâu rộng và sự tâm huyết, quyết tâm không ngừng, các cán bộ này tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp của Đảng, nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước sắp tới.

Biểu thị tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, tiếp tục phấn đấu xứng đáng với danh hiệu đảng viên, nguyên thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tin tưởng, đứng trước những vấn đề hệ trọng, Đảng luôn có quyết sách đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, "chèo lái" đất nước ổn định và phát triển.

Nhiều đàn ông đặt câu hỏi "Lấy vợ để làm gì?" và lý luận, khi muốn có con họ có thể thuê người mang thai hộ, muốn nấu nướng thì thuê một bảo mẫu là đủ.

Trên một số diễn đàn hôn nhân - gia đình của Sohu (Trung Quốc) mới đây đã có cuộc thảo luận sôi nổi quanh câu hỏi: Đàn ông lấy vợ để làm gì? Tác giả Xiaoxiaobaobao đã có một bài viết để trả lời câu hỏi này.

Vợ chồng Lưu Đào - Vương Kha. Ảnh: sohu.

Trên mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc Zhihu có câu trả lời thế này: "Lấy vợ là hoàn thiện cuộc đời một người đàn ông, vì vợ là một phần lẽ sống của họ". Trong thế giới của đàn ông có lẽ chưa bao giờ tồn tại hai chữ "dễ dàng". Bố mẹ rồi cũng sẽ già, anh em kiến giả nhất phận, bạn bè xa xôi, chỉ có vợ là người duy nhất đồng cam cộng khổ, cùng nhau trải qua ngọt ngào cay đắng trong cuộc đời.

Khi diễn viên Lưu Đào kết hôn với tỷ phú Vương Kha, anh là một trong bốn công tử ăn chơi nhất Bắc Kinh, có tài sản hàng trăm triệu USD. Ai ngờ vài năm sau tỷ phú này kinh doanh thất bại, nợ nần chồng chất. Vương Kha trầm cảm gần như phát điên. Anh luôn đóng kín cửa phòng không chịu gặp ai, cáu gắt, nóng nảy, thường xuyên ném đồ đạc, tiểu tiện không tự chủ, đau đầu nặng, phải dùng thuốc an thần thường xuyên. Vào thời điểm khó khăn nhất, Vương Kha từng muốn tìm cái chết và ly hôn Lưu Đào để giải thoát cho vợ, nhưng cô chưa bao giờ bỏ đi. Người phụ nữ này từng nói: "Tôi đã chọn anh ấy thì sẽ không bỏ đi, dù tất cả mọi người có quay lưng nhưng tôi vẫn mãi ở bên anh ấy".

Để giúp chồng trả nợ, có thời điểm nữ diễn viên này nhận đóng tới 18 bộ phim trong một năm. Cô đưa Vương Kha đi du lịch khắp nơi và cần mẫn chăm sóc chồng từ việc nhỏ nhặt nhất. Dưới sự yêu thương, chăm sóc tận tình tận nghĩa của vợ, Vương Kha dần vượt qua sóng gió, khủng hoảng, ổn định bản thân, tiếp tục công việc làm ăn tuy rằng không lớn mạnh như trước.

Người dẫn chương trình nổi tiếng Trung Quốc, Dương Lan - một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn - từng nói: "Gắn kết hôn nhân nằm trong sự trưởng thành của tinh thần. Khi bạn bất lực và yếu đuối nhất, khi chán nản và thất vọng nhất thì bạn đời sẽ chống lưng và ra lệnh cho bạn phải mạnh mẽ. Họ sẽ đồng hành và cùng bạn chia sẻ số phận. Khi bạn làm việc bên ngoài, vợ chăm chỉ làm hậu phương. Sự nghiệp đi xuống, vợ sẽ san sẻ gánh nặng chu cấp gia đình. Cô ấy sinh con, chăm sóc bố mẹ và cùng bạn trả nợ thế chấp mua nhà, mua xe. Một người đàn ông có thể yêu nhiều phụ nữ trong đời, nhưng chỉ có vợ mới đối xử tốt như thế với họ mà thôi".

Cũng giống như trong bộ phim "30 chưa phải là hết", nhân vật Cố Giao bị "bồ" của chồng tố cô không yêu chồng. "Cô có xứng đáng với anh ấy không? Không cho anh ấy ăn tối, không cho anh ấy đá bóng...", tiểu tam mắng. Nhưng câu trả lời của Cố Giai rất ấn tượng: "Anh ấy bị gan nhiễm mỡ. Tôi không cho anh ấy ăn tối vì căn bệnh. Anh ấy không ăn bao nhiêu bữa, tôi cùng từng đó bữa nhịn".

Đối với người khác, cuộc sống của bạn không có nhiều ý nghĩa, họ có thể làm vừa lòng hoặc đối xử không tốt với bạn. Nhưng với vợ, cô ấy sẽ dành cả cuộc đời mình để tận tụy với chỉ một người.

Nhân vật Cố Giai trong bộ phim "30 chưa phải là hết".

Vợ có thể là người khiến bạn tổn thương, khiến bạn yêu thương, khiến bạn cảm thấy bất an, nhưng cuối đời vẫn phải vương vấn không muốn xa rời. "Vợ là gì, là bạn sinh tử. Bạn tốt với cô ấy, và cô ấy sẵn sàng trả giá mọi thứ để dành lấy sự bình yên và an toàn cho bạn", Dương Lan từng nói.

Người Trung Quốc có câu "Trong đời người, gặp tình nhân thì dễ, chỉ khó là tìm được người thấu hiểu mình". Trong cuộc sống, có người coi vợ là "bảo mẫu miễn phí" hay "cỗ máy sinh sản", coi sự hy sinh của vợ với gia đình là lẽ đương nhiên, thậm chí còn thách thức giới hạn chịu đựng của họ. Nếu đàn ông chỉ coi trọng khả năng nấu nướng, nuôi dạy con cái, nội trợ của vợ thì đó là một điều dại dột. Những cuộc hôn nhân như vậy luôn có nguy cơ tan vỡ.

Đàn ông thông minh sẽ chăm chỉ "chia sẻ tinh thần" với vợ.

Đây là trường hợp của cặp đôi diễn viên Tôn Lệ và Đặng Siêu. Có khoảng thời gian Đặng Siêu muốn trở thành đạo diễn và anh rất chăm chỉ học tập, nghiên cứu để thực hiện kế hoạch. Tôn Lệ từng viết: "Tôi xem nhiều bộ phim khác nhau mỗi ngày và tự mình ghi chú, sau đó lắng nghe anh ấy nói. Lúc đó, tôi thực sự nghĩ chồng mình siêu quyến rũ và quá tài năng...".

Giá trị lớn nhất của hôn nhân là có một người hiểu cảm xúc và hiểu những gì bạn muốn làm. Chính vì động lực này mà bạn có thể trở thành người tốt nhất trong giới hạn bản thân mình. Những thứ này quý giá hơn nhiều so với một bữa ăn ngon hay căn nhà sạch sẽ vì được dọn dẹp.

Ai đó trên Zhihu đã từng hỏi: "Tại sao khi trẻ một số người đàn ông đối xử tệ bạc với vợ, nhưng khi về già lại có tình cảm với vợ hơn?"

Câu trả lời được nhiều người ủng hộ nhất chính là: "Đó là khi còn trẻ, đàn ông nghĩ rằng họ thuộc về thế giới bên ngoài. Trời biển đang chờ mình và vợ con gia đình chỉ là 10% cuộc đời của họ. Nhưng khi già rồi, họ nhận ra thực sự bản thân không là gì với thế giới. Ít ai quan tâm tới họ, lúc ấy chỉ có vợ mới coi trọng họ và vợ mới là người đáng được nâng niu nhất".

Thực ra, ngoài việc là đồng đội, là bạn sinh tử, tri kỷ thì vợ cũng là một con người khác. Có họ đàn ông mới có thể nhìn thấy được những thứ mà một người không thể nhìn hết được, cuộc sống mới phong phú và hoàn chỉnh. Khi về già, kể những hỉ nộ ái ố trải qua trong đời, vợ không chỉ là người đã cùng chứng kiến mà cô ấy sẽ cùng bạn ôn lại những hồi ức đẹp đẽ đó.

Vì vậy hãy yêu thương vợ. Bởi vì bảo vệ hạnh phúc cho cô ấy chính là bạn đang hoàn thiện chính cuộc đời mình.

Rạng sáng ngày 21/9 (giờ Việt Nam), gia đình tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức cho VOA biết rằng họ đang đón ông ở sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi gia đình nhận được tin từ chính quyền thông báo ông sẽ được trả tự do trước hạn.

“Chiều nay [20/9] gia đình có nhận tin từ phía công an địa phương báo rằng chuẩn bị đón anh Thức về. Hiện giờ gia đình đang đứng chờ ở trước ga đến trong sân bay”, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ông Thức, nói với VOA vào rạng sáng ngày 21/9.

Việc chính quyền Việt Nam loan tin ông Thức được trả tự do diễn ra vài giờ trước khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khởi hành cho chuyến làm việc tại Hoa Kỳ và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Khóa 79 ở New York.

Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, bị chính quyền Việt Nam bắt giam hồi tháng 5/2009 và sau đó tuyên 16 năm tù và 5 năm quản chế về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Nếu không được trả trước hạn, ông Thức sẽ phải thụ án đến cuối tháng 5/2025.

“Đây là tin vui, ảnh về sớm được một ngày, một giờ cũng là tin vui đối với gia đình”, ông Tân nêu nhận định với VOA hôm 21/9. “Đáng lý ra ảnh phải được ra tù sớm rồi”.

“Anh Thức đang trên đường về lại Sài Gòn” từ trại giam ở Nghệ An, trang Facebook của gia đình ông Thức viết hôm 20/9, nói thêm sự quan tâm của cộng đồng “đã tiếp thêm dũng khí và nghị lực cho anh Thức và gia đình đi hết chặn đường thử thách một cách tự hào, không tiếc nuối điều gì”.

VOA đã liên lạc Bộ Công an, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị họ đưa ra bình luận về việc ông Thức được trả tự do trước hạn, nhưng chưa được phản hồi.

Trong nhiều năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền và các quốc gia phương tây hối thúc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Thức, cùng các nhà hoạt động nhân quyền khác, những người được cho là bị bắt giam chỉ vì lên tiếng ôn hòa cho các hoạt động tự do, dân chủ của họ.

Trong vài năm gần đây, Uỷ ban Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ liên tục kêu gọi Hà Nội phóng thích ông Thức sau khi cơ quan này đưa trường hợp của ông vào Dự án Bảo vệ Tự do (Defending Freedoms Project – DFP), một dự án nhằm hỗ trợ các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới, khuyến khích các thành viên Quốc hội Mỹ vận động thay mặt cho các tù nhân lương tâm để họ được tự do, đồng thời ràng buộc trách nhiệm giải trình về việc đối xử bất công.

Từ tháng 5/2019 đến nay, Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren, thành viên của Ủy ban Tom Lantos, chính thức bảo trợ cho ông Trần Huỳnh Duy Thức và liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông.

Ông Thức là bị cáo đầu vụ trong vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tại thành phố Hồ Chí Minh mà các bị cáo khác trong cùng vụ án này, bao gồm Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, đều đã được trả tự do từ lâu. Trong số này, ông Trung hiện đang tị nạn chính trị tại Đức.

Giới hoạt động cho nhân quyền Việt Nam hoan nghênh việc chính quyền Việt Nam phóng thích ông Thức trước hạn hơn 8 tháng, nhưng lên án việc trả tự do cho một số ít tù nhân trong số hơn 160 tù nhân chính trị tại đất nước này, mà theo họ là để làm “món quà” trước các cuộc họp mặt hay thăm viếng quốc tế.

“Đây là món quà mà ông Tô Lâm đi trình cho chính phủ Mỹ, để xoa dịu chính phủ Mỹ về sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam”, ông Trần Đức Tuấn Sơn, đại diện cho tổ chức Việt Tân ở châu Âu, nêu nhận định với VOA. “Anh Thức ra tù là niềm vui cho anh, cho gia đình và cho tất cả những người tranh đấu. Nhưng chúng ta không được quên tất cả những tù nhân lương tâm đang còn ở trong tù”.

“Những tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị biến thành những món quà, hay con tin của chế độ Cộng sản Việt Nam”, ông Sơn nhấn mạnh.

Từ Pháp, nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, nêu ý kiến:

“Một người có kiến thức như anh Thức mà phải bị tù đày gần như hết cuộc đời – mười mấy năm trời, coi như hết một quảng đời – thì đó là điều đáng buồn. Nhưng điều đáng buồn hơn là họ đã sử dụng những tù nhân lương tâm như món quà”.

“Đây là sự bất hạnh của dân tộc Việt Nam: những người đấu tranh lên tiếng thì bị vào tù và đợi đến khi nào có một chuyến viếng thăm của một quan chức đến các nước tây Âu hay Mỹ thì mới mong có được tự do. Đó là một điều xót xa”, ông Hoàng, người từng bị án tù với cùng tội danh với ông Thức, chia sẻ với VOA.

Hay tin ông Thức được tự do, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Viết Dũng viết trên Facebook hôm 21/9: “Mong anh giữ gìn sức khỏe. Nhiều người đã xem anh là một người thủ lĩnh tinh thần”.