Danh Hiệu Thi Đua Chi Đội

Danh Hiệu Thi Đua Chi Đội

CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐƯỢC TRAO TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2010 – TỔNG CÔNG TY CP VINACONEX:

Đây được coi là ý tưởng, sáng kiến hiệu quả đưa vào thực tiễn được cấp ủy, chỉ huy đơn vị đánh giá cao.

Sau khi tốt nghiệp tại Học viện Biên phòng, năm 2017, chàng sĩ quan trẻ Trịnh Văn Hải về nhận công tác tại Đồn Biên phòng Thông Bình, Bộ Chỉ huy BĐBP Đồng Tháp trên cương vị Đội trưởng đội vũ trang, với nhiệm vụ tham mưu cấp ủy, chỉ huy thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại đơn vị.

Ảnh: Trung úy Trịnh Văn Hải chia sẻ những ý tưởng, sáng kiến với chiến sĩ đơn vị

Tâm sự với chúng tôi, Trung úy Trịnh Văn Hải chia sẻ: Ở các đồn Biên phòng hiện nay, mô hình, dụng cụ phục vụ học tập, huấn luyện rất ít không đảm bảo huấn luyện các nội dung, cần phải đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến để đảm bảo tốt các nội dung học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Chính điều đó đã thôi thúc tôi hình thành sáng kiến cải tiến mô hình, dụng cụ học tập kỹ chiến thuật ban đêm “Tổ hợp âm thanh áng sáng SL16”.

Với vốn kiến thức cơ bản và kinh nghiệm từ thực tiễn, Trịnh Văn Hải bắt tay vào nghiên cứu. Sau nhiều lần tìm tòi, lên bản vẽ, vào tháng 6 năm 2021, sản phẩm đầu tiên của anh đã được ra mắt. Tuy nhiên, từ ý tưởng để hình thành sản phẩm không đơn giản, sản phẩm gặp phải khó khăn trong quá trình vận hành do bộ cảm ứng, hệ thống điều khiển từ xa và dây điện kết nối thiết bị âm thanh và ánh sáng phức tạp, khó triển khai, phải sử dụng nguồn pin ắc quy di động...

Không hài lòng với sản phẩm đầu tiên đó, Trịnh Văn Hải quyết tâm khắc phục để làm cho bằng được. 4 tháng sau, mô hình thứ 2 của anh hình thành, tuy đã khắc phục những hạn chế của sản phẩm đầu tiên, nhưng khó khăn lần này là việc điều khiển các thiết bị ở một khoảng cách xa cần độ cảm ứng cao. Với nỗ lực và quyết tâm của người sĩ quan trẻ, sau gần 1 năm miệt mài nghiên cứu, mô hình của anh đã hoàn chỉnh, được lãnh đạo BĐBP Đồng Tháp và các cơ quan chuyên môn đánh giá cao, đồng thời đưa vào áp dụng hiệu quả trong các đơn vị của BĐBP Tỉnh.

Đầu năm 2022, mô hình “Tổ hợp âm thanh áng sáng SL16” đã được Bộ Chỉ huy BĐBP Đồng Tháp trao giải nhất tại cuộc thi cải tiến, sáng kiến mô hình học cụ và được đánh giá đây là một trong những sáng kiến có tính thực tiễn cao, hiệu quả, có thể triển khai áp dụng ở nhiều đơn vị trong BĐBP Tỉnh.

Đồng chí Trịnh Văn Hải cho biết, thời gian tới sẽ cải tiến mô hình hiện tại bằng cách thay thế nguyên vật liệu hiện đại, khả năng cảm biến cao, điều khiển khoảng cách xa hơn, khắc phục các yếu tố nguồn năng lượng và trọng lượng nhẹ, giảm giá thành sản phẩm...

Thượng tá Nguyễn Văn Quỳnh, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Tỉnh cho biết: Thành công của sáng kiến đã nói lên sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, niềm say mê nghiên cứu sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ của Trung úy Trịnh Văn Hải, Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn, Đội trưởng Vũ trang Đồn Biên phòng Thông Bình và đó cũng chính là cách làm thiết thực mà tuổi trẻ BĐBP Đồng Tháp triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình mới.

Theo Trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn Đồng Tháp

Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Như Hùng, Bí thư chi bộ, Vụ trưởng Vụ 16; đại diện lãnh đạo Văn phòng Đảng ủy VKSND tối cao và toàn thể đảng viên thuộc Chi bộ Vụ 16, VKSND tối cao.

Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo Vụ 16, VKSND tối cao đã công bố Quyết định số 1471-QĐ/ĐUK-HH ngày 15/4/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 19/5/2024 cho đảng viên Phùng Văn Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ 16, sinh hoạt tại Đảng bộ VKSND tối cao.

Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đã trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và tặng hoa chúc mừng đồng chí Phùng Văn Chiến.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Trâm khẳng định, việc đồng chí Phùng Văn Chiến được tặng thưởng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng thể hiện sự ghi nhận của Đảng về quá trình rèn luyện, phấn đấu và những đóng góp tích cực của đồng chí trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước nói chung và ngành Kiểm sát nói riêng.

Theo đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Trâm, với 40 năm tuổi Đảng và 34 năm công tác trong ngành Kiểm sát, đây không chỉ là niềm vinh dự và tự hào của cá nhân đồng chí mà còn là vinh dự, tự hào của Chi bộ Vụ 16 nói riêng và Đảng bộ VKSND tối cao nói chung.

Nhấn mạnh đây là niềm vinh dự lớn lao, đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Trâm mong rằng, thời gian tới, đồng chí Phùng Văn Chiến sẽ luôn giữ vững và nêu cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng; tiếp tục nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, đạo đức cách mạng của người đảng viên, người cán bộ Kiểm sát để góp phần xây dựng đảng bộ, cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh và phát triển hơn.

Nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Phùng Văn Chiến bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi được nhận phần thưởng cao quý này của Đảng.

Đồng chí xin hứa sẽ tiếp tục rèn luyện tu dưỡng đạo đức, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của người đảng viên; tiếp tục phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Đảng bộ, cơ quan VKSND tối cao ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà nhân dân lấy tên vị lãnh tụ tối cao của mình đặt cho quân đội. Đây vừa là tình cảm, vừa là niềm tin của quần chúng dành cho lực lượng vũ trang (LLVT). Hiếm có một dân tộc nào mà hình ảnh người lính lại được toàn dân coi đó là hình mẫu của con người trong thời đại mới, để hết lòng tin yêu, quý trọng, động viên mọi thế hệ con cháu kế tiếp và noi theo gương sáng của Bộ đội Cụ Hồ như dân tộc Việt Nam ta.

Bộ đội Cụ Hồ là cách gọi rất Việt Nam, thật gần gũi. Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là tên gọi trìu mến mà nhân dân dành cho quân đội mà còn là một danh hiệu, một vinh dự lớn đối với những chiến sĩ của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Nhân dân ta gọi Bộ đội Cụ Hồ vì "Cụ Hồ"-tên gọi trìu mến của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, là hiện thân của niềm tin và sức mạnh, là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Nhân dân ta gọi quân đội của mình là bộ đội của Cụ Hồ vì cảm nhận một cách sâu sắc quan hệ đặc biệt hiếm có giữa Bác và quân đội, Bác và những người chiến sĩ. Mỗi bước trưởng thành, mỗi chiến công của quân đội đều gắn liền với sự giáo dục, rèn luyện của "Người cha thân yêu", nên nhân dân gọi người chiến sĩ của quân đội cách mạng là Bộ đội Cụ Hồ. Gọi bộ đội là Bộ đội Cụ Hồ còn là vì bản thân các chiến sĩ quân đội đã luôn luôn xứng đáng với niềm tin của Người. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trở thành một mẫu hình về con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, thực hiện trọn vẹn, xuất sắc chỉ thị, những lời dặn và niềm tin sâu sắc của Bác. Đi tìm nguồn gốc sâu xa của kiểu mẫu nhân cách Bộ đội Cụ Hồ từ các nhân tố mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Nếu xét ở góc độ truyền thống dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc, kiểu mẫu Bộ đội Cụ Hồ còn có nguồn gốc sâu xa hơn, bởi vì, nó không chỉ là sản phẩm của 75 năm mà còn bắt nguồn, nối tiếp và phát triển của kiểu mẫu nghĩa sĩ, nghĩa binh, nghĩa quân của cả nghìn năm lịch sử. Nhân cách Bộ đội Cụ Hồ có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử đấu tranh, trong truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo của dân tộc ta. Nó có sức sống bền vững, có khả năng được củng cố, phát triển suốt chiều dài lịch sử.

Những đặc trưng cơ bản của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ được cô đúc trong lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-1964) là: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Vì chung một lý tưởng, đều là con em nhân dân nên Bộ đội Cụ Hồ có phẩm chất rất đặc biệt, đó là sâu thẳm tình đồng đội. Đồng đội đồng thời cũng là đồng chí. Đây là nét rất đặc thù của quân đội cách mạng. Nếu như những người lính trước đây coi nhau như "huynh đệ" (anh em) thì đến giữa thế kỷ 20, những chiến sĩ Việt Nam đã nâng lên thành tinh thần đồng đội, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như khi ra trận. "Nghĩa tình đồng đội", "tình bạn chiến đấu", "đi tìm đồng đội", "tâm tình đồng đội"... từ lâu trở thành những nét đẹp trong đời sống quân đội và từ đó lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam.

Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là những người cầm súng thuần túy. Từ khi mới ra đời, Quân đội ta đã được xác định nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất và công tác. Trong thời chiến, lúc hòa bình, 3 chức năng chiến đấu, công tác và sản xuất đều được coi trọng. Gan dạ và dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, tự lực, tự cường, kiên nhẫn và nhiệt tình, luôn luôn là những truyền thống tốt đẹp của người chiến sĩ QĐND Việt Nam. Truyền thống này phải chăng có nguồn gốc từ thời Trần với chính sách "ngụ binh ư nông"?

Một nét đặc trưng tiêu biểu khác của Bộ đội Cụ Hồ, đó là tinh thần kỷ luật tự giác cao. Trước đây, trong lịch sử, những người lính Việt Nam đã có truyền thống "quân lệnh như sơn"; thời nay, Bộ đội Cụ Hồ luôn được rèn luyện bằng "10 lời thề", "12 điều kỷ luật", bằng việc chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mệnh lệnh của cấp chỉ huy.

Ý thức chấp hành mệnh lệnh của Bộ đội Cụ Hồ 75 năm qua dựa trên tinh thần tự giác là chủ yếu. Tinh thần "quân lệnh như sơn" ở đây đã được thực hiện bằng tình đồng đội, tình "huynh đệ"-và nhiều hơn, chính là lòng tự trọng, danh dự. Tinh thần kỷ luật cao đồng thời chính là cội nguồn tạo thành sức mạnh bách chiến, bách thắng của Bộ đội Cụ Hồ, của QĐND Việt Nam.

Bộ đội Cụ Hồ còn có tinh thần quốc tế cao cả. Từ truyền thống nhân ái của dân tộc, "tắt lửa, tối đèn có nhau", "thương người như thể thương thân", 75 năm qua, với tinh thần "giúp bạn là tự giúp mình" đầy nhân văn, nhân ái, nhiều thế hệ chiến sĩ QĐND Việt Nam đã trở thành người chiến sĩ quốc tế, những "tình nguyện quân", vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ và nhân dân Lào, Campuchia trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, các cuộc chiến đấu chống lại các thế lực tay sai, phản động. Tinh thần quốc tế cao cả, vô tư của Bộ đội Cụ Hồ là một nét rất mới trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam.

Những đặc trưng nổi bật của Bộ đội Cụ Hồ, như: Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân; có tinh thần đồng đội, tinh thần kỷ luật tự giác và ham học hỏi, cầu tiến bộ... trở thành những hành trang quý báu trên hành trình lớn lên, trưởng thành và chiến thắng của các LLVT ta. Đó cũng là nét văn hóa quân sự đặc trưng trong nền văn hóa Việt Nam mới, văn hóa vì con người dựa trên truyền thống và cốt cách Việt Nam.

Sự xuất hiện của Bộ đội Cụ Hồ trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc mới có 75 năm. Thời gian 75 năm đó so với lịch sử dân tộc là không dài, nhưng chỉ bằng thời gian đó, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ đã đi vào lịch sử, đi vào đời sống đất nước, đời sống cộng đồng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn và trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới. Và cũng từ đó, Bộ đội Cụ Hồ trở thành nhân vật trung tâm của văn hóa, văn nghệ cách mạng với những biểu hiện đẹp đẽ, đó đã là hình tượng tiêu biểu và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, được nhân dân ca tụng là "con người đẹp nhất", được coi là khát vọng vươn tới của tuổi trẻ.

Nhân cách Bộ đội Cụ Hồ, tất nhiên, nó không phải là sản phẩm tự phát, mà đó là quá trình rèn luyện, phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Bởi vậy, việc tiếp tục nuôi dưỡng, xây dựng, phát triển kiểu mẫu nhân cách đó lúc này và trong tương lai là nhiệm vụ cực kỳ to lớn và phức tạp. Cùng với việc khẳng định ý nghĩa to lớn của những giá trị trong nhân cách Bộ đội Cụ Hồ được định hình trong 30 năm kháng chiến, đồng thời, cần phải chú ý tính đặc thù của nó, vì đó là những giá trị được cổ xúy, được lựa chọn, nhằm tạo nên những kiểu mẫu nhân cách người lính trong điều kiện có chiến tranh, đang chiến tranh. Khi lịch sử dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất lượng (kết thúc chiến tranh, đất nước có hòa bình, trực tiếp chiến đấu sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc), một mặt, phải giữ vững các giá trị cốt lõi, cơ bản đã được định hình từ những năm kháng chiến, mặt khác phải bổ sung những giá trị cần thiết cho nhân cách người chiến sĩ thời kỳ mới.

Sự ra đời và phát triển của một kiểu mẫu nhân cách mới không bao giờ là một quá trình tự phát hay chờ có sẵn, tự nhiên mà có. Đó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi, đầy trí tuệ, một công việc cực kỳ công phu, tinh tế và sâu sắc-sự nghiệp "trồng người" cần trăm năm nuôi dưỡng và chăm sóc như Bác Hồ dạy.

Hình ảnh cao đẹp với những giá trị văn hóa quân sự sâu sắc của nhân cách Bộ đội Cụ Hồ đã được yêu thương và quý trọng trong những năm qua chỉ có thể được tiếp tục khẳng định và phát triển trong thời gian tới trên cơ sở của một quá trình nuôi dưỡng và xây dựng với một công phu to lớn và một trí tuệ khoa học...

GS, TS ĐINH XUÂN DŨNG, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương