VTV.vn- Tuy là nơi tập trung nhiều làng nghề nhưng mỗi gia đình có cách làm riêng. Điều này đã tạo nên sức sống cho làng nghề, góp phần giữ gìn ngành nghề truyền thống ở Bình Định.
Vài nét về làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp
Tiện gỗ mỹ nghệ là làng nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.
Đây vừa là một địa danh sản xuất đồ mỹ nghệ nổi tiếng, vừa là một điểm du lịch thú vị được nhiều du khách khám phá khi đến Bình Định.
Nếu đi theo đường Quốc lộ 1 xuôi ngược Bắc – Nam, từ phường Đập Đá, thị xã An Nhơn rẽ về hướng Tây chừng cây số là đã đến xã Nhơn Hậu. Ở đây ngoài làng nghề tiện Nhạn Tháp còn có những xưởng nghề gốm, rèn hoạt động.
Chùa Nhạn Sơn – Nhạn Tháp, Nhơn Hậu, Bình Định. (ảnh: internet)
Càng về gần làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp, người ta càng nghe rõ tiếng mài, đục, đẽo gỗ đặc trưng của những người nghệ nhân.
Bên cạnh những xưởng sản xuất còn có rất nhiều cửa hàng bày bán đồ gỗ mỹ nghệ cho du khách chiêm ngưỡng và chọn mua cho mình những món đồ ưng ý.
Làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp là nghề truyền thống có cách đây hàng mấy trăm năm ở tỉnh Bình Định nhưng không ai nhớ rõ lịch sử hình thành từ khi nào. Các cụ lớn tuổi trong làng chỉ kể lại rằng, xưa kia làng nghề chủ yếu chỉ làm các đồ thờ tự và các đồ dùng trong gia đình.
Nhưng vì các sản phẩm làm ra đẹp và tinh xảo, giá cả lại rẻ hơn so với các làng nghề ở nhiều địa phương khác, nên sản phẩm của làng tiện gỗ Nhạn Tháp được khách hàng yêu thích.
Đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp và tinh xảo. (ảnh: internet)
Từ đó, làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp đẩy mạnh phát triển và bán các sản phẩm ra ngoài thị trường. Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, một số người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường bằng cách rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà…
Bằng những chuyến đi đó, họ tìm đến các làng nghề cẩn xà cừ, làng nghề chạm gỗ lớn ở miền Bắc để học nghề như: làng nghề La Xuyên – Nam Định, Chàng Sơn – Thạch Thất, Phú Xuyên – Thường Tín – Hà Nội, Đồng Kỵ – Bắc Ninh…
Cũng từ đây, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp phát triển thêm gia công chạm, khảm xà cừ tinh xảo.
Sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp ngày càng đa dạng, phong phú. (ảnh: internet)
Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Chính quyền, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp ngày càng phát triển, các sản phẩm làm ra ngày càng chất lượng hơn.
Thị trường tiêu thụ của Nhạn Tháp không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn thông qua các kênh phân phối là hệ thống bán hàng lưu niệm, các đại lý đồ mỹ nghệ và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đến thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông,..
Sản phẩm làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp
Sản phẩm gỗ của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp mắt và tinh xảo. Để có được thành công này, phải kể đến khâu chuẩn bị nguyên liệu.
Gỗ để sản xuất đồ mỹ nghệ ở đây phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền và bóng đẹp.
Tuy nhiên, ngày nay nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, để đảm bảo được chất lượng của đồ mỹ nghệ thì phải chấp nhận mua nguyên liệu với giá tương đối cao.
Sản phẩm mỹ nghệ Nhạn Tháp không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định.
Thể hiện qua hình dáng sản phẩm và các họa tiết được chạm khắc trên đó. Sản phẩm chủ lực là lục bình các kiểu, đủ kích cỡ, được khảm ốc trai, khảm ốc xà cừ (lục bình nhỏ) hoặc đục, chạm, lộng bông hoa, muông thú (lục bình lớn).
Đến nay, làng nghề có 6 cơ sở chuyên khảm xà cừ và trên 100 cơ sở tiện gỗ vệ tinh.
Nhìn chung, làng nghề còn lại tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp có nhiều cơ sở sản xuất khá hiện đại, đã sử dụng đặt động cơ điện cho các khuôn tiện gỗ đạp chân, cưa xẻ gỗ sơ chế, chạm khảm gỗ sơ chế bằng máy thay cho cưa tay, đục tay nên chất lượng sản phẩm đều đẹp hơn, năng suất tăng cao, giá thành sản phẩm thấp hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Chiêm ngưỡng sản phẩm làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp
Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề nơi đây với trên 50 sản phẩm gỗ mỹ nghệ các loại: từ gạt tàn thuốc, ống đựng tăm…, đến lọ hoa trang trí, đồ thờ cúng, tượng phật, tranh treo tường…
Đến với làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (tỉnh Bình Định), du khách được tìm hiểu về nghề tiện gỗ truyền thống cùng những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, khám phá một vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa với con người bình dị, chất phác nhưng có đôi tay vô cùng nghệ thuật, tài hoa.
Nếu bạn cũng yêu thích tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc thì hãy một lần đến mảnh đất Bình Định để trải nghiệm không khí ở Nhạn Tháp và nhiều làng nghề truyền thống khác nhé.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những thông tin mới trong cuộc sống hàng ngày cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp!
Thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính Huyện Bù Gia Mập thành lập Huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 64/HĐBT ngày 12 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý;
Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 117/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013; Báo cáo thẩm tra số 35/BC-HĐND-PC ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
Điều 1. Thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập thành lập huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước như sau:
Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Phú Riềng, Phú Trung, Bù Nho, Long Tân, Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Phước Tân, Bình Sơn, Bình Tân thuộc huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.
1. Sau khi được thành lập huyện Phú Riềng có:
- Diện tích tự nhiên: 67.497 ha;
- Số đơn vị hành chính cấp xã: 10, gồm các xã: Phú Riềng, Phú Trung, Bù Nho, Long Tân, Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Phước Tân, Bình Tân, Bình Sơn;
- Vị trí địa lý: Hướng Bắc giáp thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập, hướng Nam giáp huyện Đồng Phú, hướng Tây giáp huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh, hướng Đông giáp huyện Bù Đăng.
2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập còn lại:
- Diện tích tự nhiên: 106.116 ha;
- Số đơn vị hành chính cấp xã: 08, gồm các xã: Bù Gia Mập, Đăk Ơ, Phú Nghĩa, Đức Hạnh, Phú Văn, Phước Minh, Đa Kia, Bình Thắng;
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng; phía Tây giáp huyện Bù Đốp; phía Đông giáp huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước và huyện Tuy Đức - tỉnh Đăk Nông.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn tất các thủ tục, trình Chính phủ theo quy định; giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2013./.