Business Insider ngày 3/10 bình chọn 15 trường học đẹp nhất thế giới. Trong số này có trường mẫu giáo OA ở Nhật Bản có cấu trúc vững chãi để chống động đất; Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, là bậc thầy trong kiến trúc xanh.
Những tháp đồng hồ đẹp nhất thế giới
Tháp đồng hồ không chỉ mang nghĩa chỉ thời gian mà còn là vật chứng cho nhiều biến cố lịch sử. Chúng trở thành biểu tượng kiến trúc và là điểm thu hút khách du lịch trên khắp thế giới.
Tháp đồng hồ Big Ben đặt tại trung tâm Thủ đô London của Vương quốc Anh. Hoàn thành vào năm 1859, tòa tháp được xây dựng bằng các đá phiến, đá hoa cương lớn và trở thành một trong những biểu tượng của xứ sở sương mù. Năm 2012, Big Ben được đổi tên thành Tháp đồng hồ Elizabeth nhân kỷ niệm Đại lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh - Elizabeth. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Saviour của Nga được thiết kế vào năm 1491 bởi kiến trúc sư người Italy - Pietro Antonio Solari. Saviour bắt đầu vận hành năm 1625. Đến năm 1851, tháp được cải tạo và gắn thêm ngôi sao năm cánh. Ngôi sao sáng rực rỡ cả ngày lẫn đêm và xoay liên tục như một chiếc chong chóng. Ảnh: 123rf.com
Tại xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, tháp Zytglogge cao 54,5m có từ thời trung cổ. Đầu tiên, Zytglogge làm sứ mệnh canh giữ phía Tây thành Bern, rồi được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân, trước khi trả về cho nó cái tên đúng nghĩa tháp đồng hồ thiên văn. Vào thế kỷ 15, chiếc đồng hồ thiên văn này được chuyển đến để dự đoán vị trí các hành tinh và xác định ngày trong tuần. Kiến trúc của chiếc đồng hồ thay đổi dần theo từng thế kỷ và lần cải tạo gần đây nhất vào năm 1890. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad đặt tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Được xây dựng năm 1897 dưới chế độ thực dân Anh, tòa nhà liên hợp và tháp đồng hồ là một phần không thể thiếu của Quảng trường Merdeka. Đây là công trình kiến trúc của nhà thờ hồi giáo được tô điểm bởi phong cách Maroc. Tháp như nhân chứng sống trong sự kiện hạ cờ Anh, kéo cờ Malaysia ngày 31/8/1957, chấm dứt giai đoạn thuộc địa của quốc gia này. Ảnh: visitkl.com.my
Tháp đồng hồ Rajabai được xây dựng trong ký túc xá Đại học Mumbai, Ấn Độ vào thế kỷ 19. Cha đẻ của công trình này là kiến trúc sư George Gilbert Scott. Điều đặc biệt là vị kiến trúc sư người Anh này chưa một lần đặt chân đến Mumbai, ông chỉ gửi bản thiết kế từ văn phòng của mình ở Thủ đô London. Tháp đồng hồ Rajabai được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với tháp đồng hồ Big Ben. Ảnh: Indiatour.net.
Tháp đồng hồ tại nhà ga Limoges, Pháp có kiến trúc mái vòm với màu xanh đặc trưng của các tòa nhà ở nơi đây. Mặt đồng hồ sử dụng chữ số La mã với số bốn được viết thành IIII thay vì IV. Sự khác biệt này mang tính thẩm mỹ giúp giữ đều khoảng cách giữa số 4 và số 8. Đặc biệt, thời gian ở đây luôn được chỉnh nhanh hai phút, giúp hành khách khẩn trương bắt kịp những chuyến tàu. Ảnh: flickr.com
Tháp đồng hồ Wrigley, Chicago, Mỹ lát đá đặc biệt với sáu cấp độ màu từ trắng tối ở chân tháp đến trắng xanh ở đỉnh tháp tạo cảm giác tỏa sáng. Được xây dựng từ năm 1920, Wrigley được lấy cảm hứng từ tháp chuông La Giralda, Tây Ban Nha. Ảnh: imageshack.us
Có tuổi đời trẻ nhất, tháp đồng hồ Abraj Al Bait, Meca tại Ả rập Saudi được khánh thành năm 2012. Tháp được đặt trên đỉnh tòa nhà 76 tầng gồm tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và mua sắm ở Meca. Cao 601m, đây là tòa tháp đồng hồ cao thứ hai thế giới. Mỗi mặt tháp có đường kính 46m và được gắn 2 triệu đèn led để thắp sáng mỗi đêm. Hàng ngày, đồng hồ đổ chuông để báo giờ cầu nguyện cho các tín đồ đạo hồi trong thành phố. Tại đây, cũng có đài quan sát dành cho khách du lịch ngắm toàn cảnh thành phố. Ảnh: Urban peek
Theo danh sách các nước giàu nhất thế giới do tạp chí Global Finance công bố, Luxembourg, Singapore, Ireland, Qatar… là những nước đầu bảng giàu nhất thế giới.
Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia giữa các bảng xếp hạng có thể khác nhau, nhưng thông thường vẫn bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hay tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Việc xem xét GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia trên toàn cầu là một tham số quan trọng để xếp hạng các quốc gia về độ giàu có và so sánh các nước với nhau.
Luxembourg được xếp hạng là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, theo World Population Review, GDP bình quân đầu người không nhất thiết phải tương ứng với mức lương trung bình mà một người dân ở nước đó nhận được. Ví dụ, GDP bình quân đầu người năm 2019 của Mỹ là hơn 65.279 USD, nhưng mức lương bình quân hàng năm của người Mỹ chỉ ở 51.916 USD và mức lương trung bình là hơn 34.248 USD.
Do đó, tổ chức này cho rằng, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có những người sống trong nghèo đói, và ở những quốc gia nghèo nhất cũng có một số cá nhân cực kỳ giàu có. Nhưng đó là chỉ số về công bằng sức khỏe tài chính chung của một quốc gia.
Vì vậy, Global Finance cho rằng nếu xếp hạng dựa trên tiêu chí GDP là chính thì những quốc gia giàu nhất là những quốc gia lớn nhất.
Ví dụ như bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dựa theo GDP thì Mỹ đứng đầu với 18.600 tỷ USD, Trung Quốc với 11.200 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với 4.900 tỷ USD, Đức với 3.400 tỷ USD, Vương quốc Anh với 2.600 tỷ USD, Pháp với 2.500 tỷ USD, Ấn Độ với 2.200 tỷ USD, Italy với 1.800 tỷ USD, Brazil với 1.800 tỷ USD và Canada với 1.500 tỷ USD.
Vậy làm thế nào mà nền kinh tế của những quốc gia nhỏ như Luxembourg có thể sánh ngang với những cường quốc trên?
World Population Review lý giải, giá trị GDP đôi khi có thể bị thay đổi bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví như một số nước như Ireland và Thụy Sĩ được coi là những "thiên đường thuế" nhờ các quy định về thuế của chính phủ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với những nước này, một lượng lớn đáng kể được ghi nhận trong GDP có thể là tiền mà các công ty nước ngoài kiếm được thông qua quốc gia đó, trái ngược với thu nhập thực sự ở đó.
Luxembourg, quốc gia cũng được coi là thiên đường thuế, có một đặc điểm khác, đó là tỷ lệ lao động xuyên biên giới cao, gần 212.000 người trong quý II/2021. "Mặc dù họ đóng góp vào sự giàu có của nước này, nhưng họ không được tính đến khi chia GDP theo đầu người, do đó dẫn đến con số này cao một cách giả tạo", đài truyền hình RTL của nước này cho biết.
Do đó, để bù lại ảnh hưởng của thiên đường thuế này lên GPD quốc gia, nhiều nhà kinh tế đã xem xét cả chỉ số GNI.
Ngoài ra, còn có các yếu tố chính dẫn đến sự giàu có của một số quốc gia nhỏ. Theo đó, Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore có lĩnh vực tài chính và chế độ thuế được cấu trúc để thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài. Hay như Qatar, Brunei, UAE có trữ lượng lớn về hydrocarbon và các tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác; Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc), thiên đường cờ bạc của châu Á, với các casino thu hút nhiều khách du lịch giàu có.
Tuy nhiên, trong năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm hoạt động sản xuất, các chỉ số trên phải điều chỉnh. Đại công quốc Luxembourg được coi là quốc gia vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.
Là quốc gia nhỏ không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp và Đức, với dân số chỉ 642.371 người, Luxembourg là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5%, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 82 tuổi. Ở Luxembourg, người dân được miễn phí về chăm sóc y tế, giáo dục và giao thông công cộng.
Dưới đây là 10 nơi giàu nhất tính theo GDP đầu người theo xếp hạng của Global Finance.
5. Đặc khu Macao, Trung Quốc: 85.611 USD
Theo danh sách các nước giàu nhất thế giới do tạp chí Global Finance công bố, Luxembourg, Singapore, Ireland, Qatar… là những nước đầu bảng giàu nhất thế giới.
Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia giữa các bảng xếp hạng có thể khác nhau, nhưng thông thường vẫn bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hay tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Việc xem xét GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia trên toàn cầu là một tham số quan trọng để xếp hạng các quốc gia về độ giàu có và so sánh các nước với nhau.
Luxembourg được xếp hạng là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, theo World Population Review, GDP bình quân đầu người không nhất thiết phải tương ứng với mức lương trung bình mà một người dân ở nước đó nhận được. Ví dụ, GDP bình quân đầu người năm 2019 của Mỹ là hơn 65.279 USD, nhưng mức lương bình quân hàng năm của người Mỹ chỉ ở 51.916 USD và mức lương trung bình là hơn 34.248 USD.
Do đó, tổ chức này cho rằng, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có những người sống trong nghèo đói, và ở những quốc gia nghèo nhất cũng có một số cá nhân cực kỳ giàu có. Nhưng đó là chỉ số về công bằng sức khỏe tài chính chung của một quốc gia.
Vì vậy, Global Finance cho rằng nếu xếp hạng dựa trên tiêu chí GDP là chính thì những quốc gia giàu nhất là những quốc gia lớn nhất.
Ví dụ như bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dựa theo GDP thì Mỹ đứng đầu với 18.600 tỷ USD, Trung Quốc với 11.200 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với 4.900 tỷ USD, Đức với 3.400 tỷ USD, Vương quốc Anh với 2.600 tỷ USD, Pháp với 2.500 tỷ USD, Ấn Độ với 2.200 tỷ USD, Italy với 1.800 tỷ USD, Brazil với 1.800 tỷ USD và Canada với 1.500 tỷ USD.
Vậy làm thế nào mà nền kinh tế của những quốc gia nhỏ như Luxembourg có thể sánh ngang với những cường quốc trên?
World Population Review lý giải, giá trị GDP đôi khi có thể bị thay đổi bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví như một số nước như Ireland và Thụy Sĩ được coi là những "thiên đường thuế" nhờ các quy định về thuế của chính phủ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với những nước này, một lượng lớn đáng kể được ghi nhận trong GDP có thể là tiền mà các công ty nước ngoài kiếm được thông qua quốc gia đó, trái ngược với thu nhập thực sự ở đó.
Luxembourg, quốc gia cũng được coi là thiên đường thuế, có một đặc điểm khác, đó là tỷ lệ lao động xuyên biên giới cao, gần 212.000 người trong quý II/2021. "Mặc dù họ đóng góp vào sự giàu có của nước này, nhưng họ không được tính đến khi chia GDP theo đầu người, do đó dẫn đến con số này cao một cách giả tạo", đài truyền hình RTL của nước này cho biết.
Do đó, để bù lại ảnh hưởng của thiên đường thuế này lên GPD quốc gia, nhiều nhà kinh tế đã xem xét cả chỉ số GNI.
Ngoài ra, còn có các yếu tố chính dẫn đến sự giàu có của một số quốc gia nhỏ. Theo đó, Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore có lĩnh vực tài chính và chế độ thuế được cấu trúc để thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài. Hay như Qatar, Brunei, UAE có trữ lượng lớn về hydrocarbon và các tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác; Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc), thiên đường cờ bạc của châu Á, với các casino thu hút nhiều khách du lịch giàu có.
Tuy nhiên, trong năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm hoạt động sản xuất, các chỉ số trên phải điều chỉnh. Đại công quốc Luxembourg được coi là quốc gia vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.
Là quốc gia nhỏ không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp và Đức, với dân số chỉ 642.371 người, Luxembourg là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người 140.694 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5%, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 82 tuổi. Ở Luxembourg, người dân được miễn phí về chăm sóc y tế, giáo dục và giao thông công cộng.
Dưới đây là 10 nơi giàu nhất tính theo GDP đầu người theo xếp hạng của Global Finance.
5. Đặc khu Macao, Trung Quốc: 85.611 USD