Tờ khai hải quan là gì? Đây là một loại chứng từ khá quen thuộc và cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Bất kỳ một loại hàng hoá nào khi vận chuyển đi xuất khẩu đều phải truyền tờ khai hải quan để có được tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan. Ngay sau đây, cùng Gulf Shipping tìm hiểu chi tiết về tờ khai hải quan trong xuất nhập khẩu và Gulf Shipping cũng sẽ hướng dẫn bạn cách ghi tiêu thức trên loại tờ khai này
Phần cuối cùng của tờ khai hải quan dành cho kiểm tra của hải quan về kiểm tra hàng hoá, kiểm tra thuế.
Xem thêm: Các bước khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Tờ khai hải quan, nếu bạn còn có thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với Gulf Shipping sẽ tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại:
Dù có nhiều khuyến khích xuất khẩu, hay nhập khẩu, nhưng biện pháp bảo đảm điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan vẫn cần được thực hiện đầy đủ. Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với mọi hoạt động xuất nhập khẩu.
Thủ tục khai báo hải quan là thủ tục bắt buộc tại các cửa khẩu, cảng, sân bay cho phép xuất nhập khẩu phương tiện, hàng hóa qua biên giới Việt Nam.
Phần giữa tờ khai – phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế
Đối với lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì trên tờ khai hải quan ghi “Theo phụ lục tờ khai” và trên phục lục tờ khai đó phải được ghi rõ tên và quy cách phẩm chất từng mặt hàng.
Trong trường hợp lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô lại có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng thì doanh nghiệp nên ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết không phải khai vào phụ lục.
Trị giá tính thuế: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.
Thuế suất: ghi mức thuế ứng với mã số đã xác định theo biểu thuế nhập khẩu.
Tiền thuế: ghi số thuế nhập khẩu phải nộp đối với từng mặt hàng theo công thức: “Trị giá tính thuế” x “Thuế suất (%)” của từng mặt hàng.
Các loại hình khai báo hải quan
Mã loại hình xuất nhập khẩu là chỉ tiêu quan trọng để khai báo hải quan. Nếu người khai hải quan khai sai chỉ tiêu này thì phải hủy tờ khai. Vì vậy, khi khai hải quan cần đặc biệt chú ý đến thông tin này.
Bảng mã loại hình tờ khai hải quan
Hướng dẫn cách khai báo hải quan điện tử mặt hàng cụ thể
Bước 1: Đăng nhập để truy cập phần mềm Ecus
Sau khi đăng nhập và truy cập Ecus, nhấp vào "Hệ thống" trong menu phần mềm. Sau đó nhấn vào “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” -> Nhập đầy đủ thông số của tài khoản đã khai báo và nhấn vào nút “Chọn”.
Trước khi bắt đầu đăng ký, bạn cần thiết lập các thông số cần thiết để kết nối với hệ thống hải quan.Tiến hành theo trình tự như sau:chọn Hệ thống -> Thiết lập thông số khai báo VNACCS -> Nhập thông tin ->Ghi ->Kiểm tra kết nối.
Đầu tiên, bạn cần đăng ký tờ khai xuất khẩu mới bằng cách chọn “Khai báo hải quan → Đăng ký tờ khai xuất khẩu mới (EDA)”.
Bước 4: Nhập thông tin vào tab Thông tin chung.
Trong quá trình nhập dữ liệu các bạn lưu ý những điều sau: Khi click vào một mục sẽ hiển thị “Hướng dẫn nhập dữ liệu” ở góc dưới bên trái màn hình khai báo. Thực hiện theo các bước dưới đây và nhập tất cả thông tin điều kiện cần thiết.
Các thông tin ban đầu trên tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm:
Mã loại hình: Nhập mã loại xuất khẩu của công ty.
Cơ quan Hải quan: Chọn đơn vị khai hải quan.
Mã bộ phận Xử lý: Nếu chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau, chọn đúng mã bộ phận xử lý để ghi rõ tờ khai được gửi đến bộ phận, cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan đã chọn ở mục Cơ quan Hải quan.
Mã phương thức vận chuyển: Bạn phải chọn mã tương ứng với phương thức vận chuyển hàng của bạn, chẳng hạn như đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt.
Thông tin đơn vị xuất nhập khẩu để khai hải quan:
Nhập thông tin về nhà xuất khẩu, đối tác nhập khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.
Thông tin vận đơn trên tờ khai hải quan:
Nhập đầy đủ thông tin về vận chuyển lô hàng. Nhập thông tin sau vào ô Vận đơn:
Gross Weight: Nhập tổng trọng lượng của hàng hóa kèm theo đơn vị tính trọng lượng.
Mã vị trí lưu kho hàng chờ thông quan dự kiện.
Điểm xếp hàng - port of loading:
Phương thức vận chuyển: Nhập phương thức vận chuyển theo phương thức vận chuyển đã chọn ở trên.
Ngày khởi hành dự kiến: Ngày mà phương tiện khởi hành.
Trên tờ khai nhập đầy đủ các thông tin trên hóa đơn như số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn và điều khoản vận chuyển. Nhập các mục sau:
Phân loại hình thức hóa đơn: Chọn phân loại hình thức hóa đơn.
Ngày phát hành: Ngày hóa đơn được phát hành.
+ A: hoá đơn cho sản phẩm phải trả tiền.
+ B: hoá đơn cho hàng hóa không phải trả tiền.
+ C: hoá đơn của hàng hóa, bao gồm món hàng phải trả tiền và không phải trả tiền.
Phương thức thanh toán: điền theo phương thức thanh toán đã ký.
Điều kiện về giá hóa đơn: Chọn điều kiện vận chuyển.
Mã đồng tiền hóa đơn: Chọn mã đồng tiền theo hóa đơn của bạn.
Thuế và bảo lãnh khi khai hải quan:
Người nộp thuế là người xuất khẩu hoặc người khai hải quan.
Mã xác định thời hạn nộp thuế: Thông tin về bảo lãnh thuế và phương thức nộp thuế của người khai hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người khai sẽ nhập thông tin vào phần này.
+ Mã loại hình thức nộp thuế phải do người nộp thuế tự xác định. Nếu có chứng từ bảo lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng). Tiếp theo, nhập thông tin đăng ký bảo lãnh đầy đủ, bao gồm mã ngân hàng bảo lãnh, năm đăng ký, ký hiệu và số chứng từ.
+ Nếu công ty không bảo lãnh. Nếu bạn có nhu cầu nộp thuế ngay thì chọn mã D để nộp thuế ngay. Đồng thời, khi khai báo sửa đổi bổ sung, người khai hải quan phải chọn mã “D” để được thông quan sau khi tạm giải phóng lô hàng.
Mục này áp dụng đối với doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp ưu tiên, lưu giữ hàng hóa trong kho bảo thuế, tờ khai vận chuyển đính kèm theo tờ khai. Khi nhập thông tin này, bạn phải nhập đủ: ngày khởi hành, địa điểm trung chuyển và ngày đến (nếu có), điểm đến và ngày đến điểm đích.
Bước 5: Nhập thông tin vào phần thông tin Container
Nhập thông tin về vị trí xếp hàng và danh sách container. Bạn có thể nhập tối đa 50 số container khác nhau vào tờ khai xuất khẩu của mình.
Bước 6: Nhập thông tin cho mục “ danh sách hàng”
Ghi đầy đủ, chính xác tên sản phẩm, nhãn hiệu, model, mã HS, nước xuất xứ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá tính, mã số thuế xuất khẩu, thuế suất VAT và các thuế suất khác (nếu có).
Trong danh sách hàng, các ô “Trị giá tính thuế” và “TSXK” (%) có màu xám. Không cần nhập dữ liệu vào 2 trường này vì chúng thực hiện thao tác VNACCS thông thường. Trị giá tính thuế và thuế suất được hệ thống hải quan trả về. Trong một số trường hợp đặc biệt, người kê khai có thể nhập Trị giá tính thuế và thuế suất theo cách thủ công.
Bước 7: Truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi xác minh tính chính xác của các thông tin trên tờ khai điện tử, hãy đăng nhập vào chữ ký điện tử của công ty bạn để lấy số tờ khai và thông tin tờ khai và tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA). .
Sau khi đăng ký thành công thông tin đăng ký trước tờ khai và xác minh thông tin hệ thống trả về là chính xác. Người khai hải quan đăng ký tờ khai chính thức với cơ quan hải quan và chọn mã “3.Khai chính thức tờ khai (EDC)”.
Bước 8: Nhận kết quả phân luồng và in tờ khai hải quan xuất khẩu.
Nếu việc khai báo thành công thì tờ khai sẽ được đưa vào quá trình thông quan. Tiếp tục nhấp vào "4.Nhận kết quả phân luồng và hải quan” Tính năng này tương tự như “Nhận phản hồi từ trụ sở chính để nhận kết quả phân luồng, phí hải quan, hóa đơn thuế, chấp nhận thông quan tờ khai”.