Visa Kỹ Sư Có Chuyển Sang Visa Kinh Doanh Được Không Ạ

Visa Kỹ Sư Có Chuyển Sang Visa Kinh Doanh Được Không Ạ

Visa Tokutei chuyển sang Visa kỹ sư như thế nào? Kỹ sư về nước có quay lại Nhật được không? Visa Katsudo về nước có quay lại được không? Hiện nay có khá nhiều thực tập sinh có bằng cấp, kinh nghiệm mong muốn quay lại theo diện kỹ sư đi Nhật bởi những lợi ích hấp dẫn của nó.

Có thể chuyển Visa TTS sang Visa kỹ sư hay không?

Thực tập sinh là chương trình đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc dưới dạng XKLĐ – lao động phổ thông. Khi tham gia chương trình này, tất cả người lao động đều được ký hợp đồng. Hợp đồng kéo dài trong thời hạn 3 năm.

Sau khi hết hạn, lao động sẽ phải về nước và không có công ty nào đồng ý tiếp nhận làm nhân viên chính thức. Người lao động theo diện thực tập sinh cũng KHÔNG THỂ chuyển việc trực tiếp sang visa kỹ sư hay kỹ thuật viên để ở lại Nhật Bản.

Như vậy, sau khi hết hạn hợp đồng, lao động theo diện thực tập sinh phải về nước, sau đó mới có thể quay trở lại Nhật Bản theo diện kỹ sư.

Theo đó, khi lao động về nước và muốn trở lại Nhật Bản theo diện kỹ sư, bạn phải đợi tối thiểu 6 tháng mới có thể nộp hồ sơ xin visa kỹ sư Nhật Bản. Bên cạnh đó, trường hợp xin visa kỹ sư mà người xin là thực tập sinh thì sẽ bị xét duyệt visa chặt chẽ hơn.

Một vài lý do khiến TTS quay lại Nhật Bản diện kỹ sư bị khó khăn

Sau đây là những lý do khiến TTS quay lại Nhật theo diện kỹ sư khó khăn:

Sau khoảng thời gian 3-5 năm nhiều bạn có thực tập sinh sau về nước đã có tiếng Nhật khá tốt cùng vơí bằng cấp sẵn có tại Việt Nam và đó là tiền đề để các bạn trở lại Nhật bằng con đường kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản.

Thông thường để kết thúc hợp đồng bên Nhật, thực tập sinh phải thi chuyển giai đoạn đủ 3 lần và phải nhận được chứng chỉ hoàn thành chương trình thực tập sinh Nhật Bản của Jitco cấp. Tuy nhiên, nhiều bạn bỏ qua kỳ thi này và không hoàn thành 1 số khoản chi phí dịch vụ bên Nhật dẫn đến tình trạng không đủ điện kiện tham gia dẫn đến trượt hồ sơ.

Hồ sơ XKLĐ và hồ sơ kỹ sư có sự sai lệch là vấn đề mà rất nhiều thực tập sinh mắc phải. Tại Nhật khi làm hồ sơ đăng kí XKLĐ Nhật lần đầu đã được cục chấp nhận thì về sau hồ sơ đó chính là hồ sơ của thực tập sinh dù thông tin trong đó không đúng sự thật.

Do đó, nếu bạn không biết hồ sơ thực tập sinh của mình có chỗ nào không đúng hoặc phía công ty chỉnh sửa hồ sơ của bạn để dễ đậu đơn hàng sẽ là cả vấn đề lớn nếu bạn muốn quay lại theo con đường kỹ sư Nhật Bản.

Để có thể quay lại Nhật Bản, thực tập sinh phải về nước ít nhất 1 năm mới có thể quay lại Nhật theo diện lao động hoặc du học sinh. Nếu bạn rút ngắn thời gian này khả năng trượt tư cách lưu trú là cực kỳ cao.

Thực tập sinh từng bỏ trốn có quay lại Nhật diện kỹ sư được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản, thực tập sinh sẽ có 1 đơn vị đứng ra quản lý. Các thông tin về TTS sẽ được cập nhật trên hệ thống thông tin, khi bạn muốn quay lại Nhật diện kỹ sư, phía Nhật Bản sẽ kiểm tra được các thông tin của bạn (có vi phạm pháp luật, trốn thuế, quá hạn visa, bỏ trốn…) và chắc chắn rằng nếu vi phạm bạn sẽ không có được tư cách lưu trú.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng bỏ trốn tại Nhật, dù bạn không quá hạn visa hoặc không phạm pháp hay “bùng” dịch vụ cũng sẽ không xin được COE (tư cách lưu trú). Do vậy, để có thể quay lại Nhật diện kỹ sư ngoài không vi phạm pháp luật bạn cần phải có giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng do nghiệp đoàn và đơn vị tiếp nhận xác nhận.

TTS có thể không cần về nước mà chuyển Visa kỹ sư khi được công ty Nhật tuyển dụng không?

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản vốn là chương trình mà người được cử đi hợp tác lao động để học hỏi kĩ thuật, sau đó về Việt Nam sử dụng những kỹ thuật đó trong công việc của mình. Do đó, các thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng phải về nước làm một công việc liên quan đến ngành đã làm bên Nhật mới coi là hoàn thành xong chương trình tu nghiệp.

Do đó, việc thực tập sinh được công ty Nhật Bản tiếp nhận làm kỹ sư, kỹ thuật viên thì vẫn không thể chuyển trực tiếp sang visa kỹ sư để ở lại Nhật được.

Nếu bạn có mong muốn quay lại Nhật dưới dạng kỹ sư, các bạn cần về nước tối thiểu 6 tháng, sau đó làm hồ sơ xét duyệt xin visa.

Lộ trình chuyển từ Tokutei sang visa kỹ sư

Đa phần những trường hợp cho phép chuyển ngang, từ Tokutei lên kỹ sư, sẽ xảy ra khi bạn được thăng chức (ví dụ từ công nhân lên làm quản lý), hoặc được công ty thuyên chuyển từ công trường sang trụ sở văn phòng chính.

Lúc này, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

Lưu ý: Những bạn chưa có bằng đại học, có thể bắt đầu học trong thời gian còn làm việc với tư cách Tokutei Ginou. Nên tham khảo các chương trình đào tạo từ xa (online) ở Nhật, sẽ có nhiều ngành cho bạn lựa chọn, và cho phép linh hoạt sắp xếp thời gian học.

Tuy nhiên, như các bạn đã biết, visa kỹ sư chỉ dành cho khối ngành kỹ thuật (công nghệ, khoa học tự nhiên,…), các ngành xã hội nhân văn (luật, kinh tế, báo chí,…), hoặc nghiệp vụ quốc tế (như biên, phiên dịch,…). Do đó, khi lựa chọn ngành học đại học từ xa, hãy cân nhắc các ngành liên quan nhé!

Sau khi đảm bảo các điều kiện được đáp ứng, bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, như giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thực tập sinh, bằng cao đẳng/đại học, chứng chỉ JLPT,… (tham khảo chi tiết trên website của Cục quản lý xuất nhập cảnh). Và tiến hành nộp đơn đăng ký.

Một cách an toàn hơn cho các bạn Tokutei Ginou muốn chuyển sang diện kỹ sư là hoàn thành chương trình 5 năm của Tokutei, sau đó, về nước trên 6 tháng và làm thủ tục đi Nhật diện kỹ sư.

Do các quy định chặt chẽ và thủ tục rắc rối, nên các bạn hãy tìm một công ty môi giới đáng tin cậy ở Việt Nam, để hỗ trợ làm hồ sơ.

Trên thực tế, việc chuyển ngang từ Tokutei sang diện kỹ sư cũng có nhiều rủi ro, ngay cả khi bạn thuê luật sư giải trình. Đặc biệt, nếu bạn đã từng chuyển từ diện thực tập sinh, lên Tokutei trái ngành, thì sau này, việc chuyển tiếp thành visa kỹ sư còn khó khăn hơn.

Do đó, hãy cân nhắc kỹ tình huống của bản thân trước khi quyết định kế hoạch chuyển sang visa kỹ sư bạn nhé!

Phân biệt visa Tokutei Ginou và kỹ sư

Tokutei Ginou (特定技能) là loại visa được áp dụng cho nhóm lao động nước ngoài, có tay nghề, kỹ năng cụ thể. Tokutei Ginou có 2 loại, với thời gian lưu trú và ngành nghề tiếp nhận khác nhau.

Mặt khác, visa kỹ sư có tên gọi đầy đủ là visa “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (技術・人文知識・国際業務), cấp cho những lao động có bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao hơn.

Chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N4.

Thi đậu kỳ thi do Bộ pháp vụ quy định.

Kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 – 2 năm;

Chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N4.

Nhìn chung, visa Tokutei Ginou 2 có giá trị tương đương với visa kỹ sư. Vì vậy, đa phần những đối tượng có ý định chuyển sang visa kỹ sư là diện Tokutei Ginou 1.

Chuyển Visa TTS sang kỹ sư cần điều kiện gì?

Để có thể xin chuyển đổi visa thực tập sinh sang kỹ sư, người lao động cần đáp ứng các điều kiện khắt khe dưới đây:

Một vài câu hỏi của bạn đọc về chủ đề chuyển Visa Tokutei sang Visa kỹ sư và Visa TTS sang kỹ sư như sau:

Thực tập sinh về nước bao lâu được quay lại Nhật Bản

Theo quy định hiện nay, thực tập sinh Nhật Bản sau khi về nước sẽ không bị hạn chế thời gian quay lại Nhật Bản theo các con đường như du học. kỹ thuật viên hay tham gia đơn hàng đi Nhật lần 2.

Do vậy, thực tập sinh về nước là có thể đăng ký đi du học, XKLĐ lần 2 hay kỹ sư thì hãy lưu ý một số vấn đề sau:

Thông thường tỷ lệ hồ sơ thực tập sinh đạt tư cách lưu trú trong vòng 1 năm đầu về nước thường không cao, bởi chương trình thực tập sinh Nhật Bản có mục đích là để các bạn lao động trau dồi tay nghề cùng kỹ năng học được tại Nhật Bản về nước để truyền đạt lại những kỹ năng đó. Do đó, khi thực tập sinh về nước cũng cần tối thiểu 1 năm để truyền đạt lại những kinh nghiệm mà mình học.

Nếu ngay sau khi về nước mà thực tập sinh đó lại sang Nhật luôn thì sẽ mất bản chất của chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản. Do vậy, tuy không cấm thực tập sinh về nước quay lại Nhật trong năm đầu thường không cao. Vì vậy để chắc chắn tỷ lệ đỗ của bạn 100% bạn cần làm việc tại Việt Nam tối thiểu 6 tháng rồi làm hồ sơ đăng kí tham gia chương trình khác.