Văn Phòng Khoa Tiếng Trung Đại Học Duy Tân

Văn Phòng Khoa Tiếng Trung Đại Học Duy Tân

Sử dụng khi sinh viên nghỉ học từ 1 học kỳ trở lên hoặc sau thời gian bảo lưu kết quả học tập.

Khối nghiên cứu - ứng dụng (05)

Trường hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo với:[10]

Trường triển khai đào tạo Du học Tại chỗ và Du học Nước ngoài qua các hợp tác với:

Dưới đây là các khối ngành của trường:[15]

Sai phạm trong sử dụng người lao động, giảng viên

Đại học Duy Tân xây dựng hệ thống các viện, trung tâm để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Trong đó có Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao (Đà Nẵng), Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y-Sinh-Dược; Viện Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu; Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE); Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CIT); Trung tâm Điện-Điện tử (CEE),…[37]

Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học, gian lận tác giả

Năm 2021, trong vòng vài tháng, Đại học Duy Tân xuất hiện 7 lần trong loạt bài báo bị nhiều tạp chí gỡ bỏ vì gian lận tác giả. Kết quả phân tích danh sách đồng tác giả bằng phần mềm VOSviewer cho thấy Narjes Nabipour của ĐH Duy Tân, một tác giả không thể xác định danh tính.[16]

Iskander Tlili, là người đang làm việc tại khoa Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering), Đại học Majmaah ở Ả Rập Xê-út. Từ 2018 đến 2021, Iskander Tlili đã đăng 171 bài báo ghi địa chỉ liên hệ là Đại học Tôn Đức Thắng, 49 bài khác lấy địa chỉ là Đại học Duy Tân. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, người này đã đăng 111 bài với địa chỉ liên hệ là Tôn Đức Thắng và 48 bài với Duy Tân. Iskander Tlili không có tên trong danh sách nhân sự của cả Đại học Tôn Đức Thắng lẫn Đại học Duy Tân.[17]

Theo thông báo từ tạp chí Chemical Engineering and Processing: Process Intensification, bài báo của một tác giả tên Narjes Nabipour bị gỡ bỏ bởi ba lý do: quan ngại về danh tính tác giả “David Ross” (là tên một đồng tác giả trong bài mà Narjes Nabipour của Trường ĐH Duy Tân làm tác giả liên hệ) khi Đại học Texas tại Austin phủ nhận người này làm việc tại trường; tên của các đồng tác giả đã được thêm vào bản thảo chỉnh sửa mà không thông báo cho biên tập viên - một việc làm trái với chính sách của tạp chí về thay đổi tác giả; các tác giả không thể giải trình hợp lý đóng góp của họ trong bài báo. Theo thống kê của Retraction Watch, David Ross còn 3 bài báo nữa cũng đã bị các tạp chí gỡ bỏ. Ngoài ra, một số bài báo khác của nhân vật mạo danh này có đồng tác giả từ Trường ĐH Duy Tân. Một trường hợp khác là Narjes Nabipour, khi tiến hành tra cứu tên không kèm theo bất kỳ giới hạn nào, máy tìm kiếm Google chỉ hiển thị 36 kết quả, tất cả đều hướng về tác giả Narjes Nabipour của Trường ĐH Duy Tân và không hé lộ thêm điều gì về lý lịch khoa học của người này trước năm 2019. Ngoài ra một tác giả khác là Shahaboddin Shamshirband có lúc khai nơi làm việc là Trường ĐH Duy Tân, nhưng trong các bài báo đứng tên chung với Narjes Nabipour (sử dụng địa chỉ là Trường ĐH Duy Tân), ông này luôn lấy địa chỉ cơ quan là Trường ĐH Tôn Đức Thắng.[18][19]

Đại học Duy Tân thường đứng đầu Việt Nam trong nhiều bảng xếp hạng nhưng theo Nature Index, Trường ĐH Duy Tân chỉ có 2 bài nội lực trong tổng số 15 bài báo được thống kê, tỷ lệ nội lực chỉ đạt 13,3%.[20]

Hoạt động nghiên cứu của sinh viên

Dưới đây là danh sách giải thưởng của sinh viên Đại học Duy Tân trong hoạt động nghiên cứu:

Hiện tại Đại học Duy Tân có các cơ sở sau:

Đại học Duy tân gồm 200 phòng học, giảng đường, phòng thực hành, phòng thí nghiệm,[78] 3 thư viện với diện tích hơn 1.820 m2 [79], lưu trữ khoảng 58.000 bản sách in. Trường có 2 sân bóng đá, 4 sân cầu lông, 1 sân bóng rổ, và 1 sân tennis.[37]

Trường có thư viện Điện tử (gồm cả VISTA, Springer,…) [37], 1 Xưởng phim Én bạc (Silver Swallows Studio - SSS) [80][81], Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM),[82] 2 phòng thu âm, ghi hình, hệ thống Data Center và hệ thống phần mềm phục vụ quản lí nhân sự, đào tạo tín chỉ,…[37]

Trường đã tuyển sinh được 108.888 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, trong đó có: 7 khoá Tiến sĩ với 51 nghiên cứu sinh; 22 khóa Thạc sĩ với 2.569 học viên cao học; 26 khóa đại học, cao đẳng với 106.268 sinh viên; và 12 khóa Trung cấp Chuyên nghiệp với 12.400 học sinh.[15]

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên gồm 1.238 người, trong đó có 843 giảng viên (có 234 giảng viên có trình độ là TS, PGS, GS).[92][93]

Năm học 2019-2020, Đại học Duy Tân công bố 2.562 bài báo ISI, 115 bài báo trên tạp chí Scopus, 52 bài báo trên tạp chí Non - ISI, 46 bài báo tại Hội nghị quốc tế,...[93] Trường có mặt trong một số bảng xếp hạng đại học như: QS Rankings, CWUR, URAP, Nature Index, THE, SCImago, Webometrics, UNWTO TedQual.[94]

Trường được trao nhiều danh hiệu,[95][96][97] trong số đó có Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2019).[5]

Về tham dự buổi lễ có Bộ Trưởng Bộ Giasos dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cùng nhiều đại biểu và các thế hệ giảng viên đã luôn đồng hành cùng với Đại học Duy Tân đi qua những bước thăng trầm.

Tại buổi lễ thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định của Thủ tướng chuyển trường Đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân và phát biểu ghi nhận những thành quả đóng góp của Đại học Duy Tân trong 30 năm qua trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng luôn phát triển không ngừng, đến nay, Nhà trường đã có 5 cơ sở đào tạo khang trang, hơn 250 phòng thực hành, thí nghiệm, hệ thống phòng mô phỏng y khoa, hệ thống thư viện, trung tâm dữ liệu hiện đại cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực Miền Trung- Tây Nguyên và cho cả nước. đến nay cung cấp hơn 87.000 nhân lực có trình độ Đại học, với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90% điều này có thể khẳng định chất lượng đào tạo đã được xã hội thừa nhận.

Sự ra đời, phát triển của Đại học Duy Tân đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công tư trong hệ thống các trường Đại học, thay đổi diện mạo của giáo dục Đại học đã đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho rất nhiều sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà trường đã được xã hội đánh giá cao và đã được hệ thống Đại học quốc tế vinh danh xếp hạng nằm trong Top 500 Đại học tốt nhất thế giới, nhân dịp này Đại học Duy Tân đưa ra chiến lược đào tạo trong giai đoạn mới phù hợp với xu thế đất nước chuyên mình trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường đại học Duy Tân - một trong 5 trường đại học ngoài công lập đầu tiên của cả nước trong thời kỳ mới.

Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Trường đại học Duy Tân đã phát triển không ngừng, đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực miền trung-Tây Nguyên và cho cả nước.

Sự ra đời, phát triển của Trường đại học Duy Tân đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công tư trong hệ thống các trường đại học, thay đổi diện mạo của giáo dục đại học, đã đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho rất nhiều sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển đất nước trong suốt 30 năm qua.

Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Từ Trường đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân là một sự lựa chọn mô hình tổ chức và quản trị, cũng là một mô hình phát triển chứng tỏ độ chín và nhu cầu phát triển mới từ bên trong.

Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Mong đại học sẽ được vận hành với bộ máy quản trị đại học khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững.

“Sự thay đổi từ mô hình tổ chức của một trường đại học sang mô hình tổ chức của một đại học cần tạo ra những động lực mới và những động lực mới, giải phóng được sức sáng tạo và tạo ra những năng lượng mới tạo sự phát triển đại học nhanh và mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đạo tạo ủng hộ sự lựa chọn mô hình phát triển này bằng cách đã ủng hộ làm các thủ tục để chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Đại học Duy Tân với hành trình 30 năm phát triển, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Ghi nhận, đánh giá cao những thành quả đạt được của Trường đại học Duy Tân trong 30 năm qua, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết: Khi Trường đại học Duy Tân bước vào tuổi 30 cũng là thời điểm thành phố Đà Nẵng đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Đây là một trong những định hướng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh tặng hoa chúc mừng TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Thành phố Đà Nẵng luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt để hướng đến xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh mang tầm quốc tế có bản sắc riêng.

Điều đó có nghĩa là công tác đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và Đại học Duy Tân nói riêng cần có sự chuẩn bị thật tốt để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.

“Đặc biệt, thành phố đề nghị Đại học Duy Tân nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ chú trọng hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học, đưa ra những công trình, sáng kiến có giá trị thực tiễn; đồng hành cùng thành phố trong các lĩnh vực tiên phong mới, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống, văn minh và hiện đại.

Thành phố Đà Nẵng luôn đồng hành, tạo điều kiện để Đại học Duy Tân phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố”, ông Lê Trung Chinh đề nghị.

Trường đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 11/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của miền trung.

Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 2/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 10/2024, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1115/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại học của Việt Nam và cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành Đại học.